Khái niệm chính sách thương mại quốc tế

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 27 - 116)

Trong các tài liệu tiếng Anh, khái niệm chính sách thương mại quốc tế được viết ngắn gọn là chính sách thương mại (trade policy). Mạng lưới điện toán của nước Anh định nghĩa chính sách thương mại quốc tế là chính sách của chính phủ nhằm kiểm soát hoạt động ngoại thương.

Chính sách thương mại quốc tế là một hệ thống quan điểm, mục tiêu nguyên tắc, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước sử dụng để điều chỉnh các hoạt động thương mại quốc tế của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia đó. [8]

Theo trung tâm kinh tế (CIE) của Úc, hệ thống các chính sách thương mại quốc tế có thể được phân chia bao gồm các quy định về thương mại, chính sách xuất khẩu, hệ thống thuế và các chính sách hỗ trợ khác. Các quy định về thương mại bao gồm hệ thống các quy định liên quan đến thương mại (hệ thống pháp quy); hệ thống giấy phép, chính sách đối với doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (kiểm soát doanh nghiệp); việc kiểm soát hàng hóa theo các quy định cấm xuất, cấm nhập; kiểm

soát khối lượng; kiểm soát xuất nhập khẩu theo chuyên ngành (kiểm soát hàng hóa). Chính sách xuất nhập khẩu của một nước có thể là khuyến khích xuất nhập khẩu khẩu hay nhập khẩu và cũng có thể là hạn chế xuất khẩu hay nhập khẩu tùy theo các giai đoạn và mặt hàng. Để khuyến khích xuất khẩu, các chính phủ áp dụng các biện pháp như miễn thuế, hoàn thuế, tín dụng xuất khẩu, t r ợ c ấ p x u ấ t k h ẩ u , xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất. Để hạn chế xuất khẩu, các chính phủ có thể áp dụng các lệnh cấm xuất, cấm nhập, hệ thống giấy phép, các quy định kiểm soát khối lượng hay quy định về cơ quan xuất khẩu và các quy định về thuế đối với xuất khẩu. Các chính sách htrợ khác được áp dụng bao gồm khuyến khích khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào các ngành hướng vào xuất khẩu (miễn thuế và ưu đãi thuế) hay khuyến khích các nhà đầu tư trong nước bằng các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi, đảm bảo tín dụng xuất khẩu và cho phép khấu hao nhanh, hoạt động hỗ trợ từ các tổ chức xúc tiến thương mại.

Trong luận văn này, chính sách thương mại quốc tế được hiểu là những quy định của chính phủ nhằm điều chỉnh hoạt động thương mại quốc tế, được thiết lập thông qua việc vận dụng các công cụ (thuế quan và phi thuế quan) tác động tới các hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu. Hoạt động thương mại quốc tế dược xem xét chủ yếu bao gồm thương mại hàng hóa (tuy nhiên sẽ không đề cập tới các nội dung liên quan đến đầu tư).

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại giữa việt nam và các quốc gia bắc phi thực trạng và một số giải pháp phát triển (Trang 27 - 116)