Về chính sách thương mại,đầu năm 2007, Bộ trưởng Bộ Ngoại thương Ma-rốc và
Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu của Ma-rốc (ASMEX) đã ký Thoả thuận thiết lập quan hệ đối tác thực hiện cơ chế hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để thành lập các consortium (tổ hợp) hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đẩy mạnh xuất khẩu. [10]
Thông qua việc ký kết thoả thuận này, Bộ Ngoại thương và Hiệp hội xuất khẩu Ma-rốc đã chứng tỏ quyết tâm ủng hộ và khuyến khích ngành xuất khẩu, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là sáng kiến do Bộ Ngoại thương Ma-rốc đưa ra với sự phối hợp của Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên Hiệp quốc, Chính phủ Italia và các tổ chức Nhà nước và tư nhân trong nước. Việc Ma-rốc chấp nhận khái niệm consortium xuất khẩu phản ánh sự quan tâm của nước này đối với chiến lược xúc tiến xuất khẩu nhằm đối mặt với các thách thức về toàn cầu hoá, cụ thể là các cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Bên cạnh việc thực hiện chính sách tự do hoá thương mại, Chính phủ Ma-rốc còn tích cực tiến hành cải cách khuôn khổ pháp lý liên quan đến các hoạt động thương mại và đầu tư, đặc biệt là cải cách về mặt cơ cấu và lĩnh vực ưu tiên đầu tư.
Ngoài ra,để có thể hội nhập một cách tốt nhất vào nền kinh tế thế giới, Ma-rốc đã tăng cường chính sách tự do hoá thương mại, nhất là trên các mặt : tự do hoá và đơn giản hoá các qui trình về trao đổi ngoại thương, điều chỉnh hoạt động nhập khẩu bằng biện pháp xoá bỏ hàng rào phi quan thuế và áp dụng chính sách bảo hộ phù hợp với các qui tắc của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), tăng cường xúc tiến xuất khẩu, đa dạng hoá quan hệ với các đối tác thương mại bằng việc ký kết một loạt các hiệp định thương mại tự do (libre-échange) với các nước như : Liên minh Châu Âu (EU), các nước trong khối Ả Rập (Ai Cập, Tuynidi, Jordanie), Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ v.v...
Ma-rốc là nước đi đầu ở châu Phi và thế giới A rập về mức độ tự do hoá kinh tế và thương mại.
Bạn hàng xuất nhập khẩu chính của Ma-rốc gồm các nước Châu Âu (Pháp, Tây Ban Nha, Italia, Đức ), các nước châu Mỹ (Hoa Kỳ, Canada), các nước trong khối Ả-Rập (Li-bi, An-giê-ri, Tuynidi), các nước châu Á (Trung Quốc, Nhật Bản ).
Về quan hệ Việt Nam – Ma-rốc, với việc thành lập Đại Sứ quán Việt nam tại Ma-
rốc (tháng 12/2005) và Đại sứ quán Ma-rốc tại Viêt nam (3/2006), doanh nghiệp Việt Nam và Ma-rốc có nhiều thuận lợi khi xin thị thực xuất nhập cảnh đi khảo sát thị trường và tìm kiếm đối tác, điều này góp phần đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ giữa 2 bên.
Bộ tài chính 2 nước đã ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần vào cuối năm 2006. Với việc ký kết Hiệp định này, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá giữa Việt Nam và Ma-rốc có bước tăng trưởng thuận lợi hơn trong những năm tới. Ngoài ra trong năm 2007, hai bên cũng đã ký kết thoả thuận hợp tác về ngân hàng và thành lập Uỷ ban kinh tế hỗn hợp 2 nước .
Về quan hệ kinh tế với Việt Nam, theo đánh giá, các nhóm hàng nhập khẩu chính
gồm: sản phẩm năng lượng (21%), máy móc thiết bị (25%), bán thành phẩm (24%), hàng tiêu dùng (18%).
Các nhóm hàng xuất khẩu chủ yếu gồm : phốt phát và các sản phẩm có nguồn gốc từ phốt phát (30%), thực phẩm và đồ uống (20%), hàng tiêu dùng (25%), khoáng sản, vàng công nghiệp...