Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 35 - 43)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.3 Một số thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam

2.3.1 Châu Á

Từ lâu, Việt Nam đã xác định châu Á là thị trường trọng điểm giữ vai trò chủ đạo góp phần thực hiện thành cơng chiến lược đa phương hóa thị trường xuất khẩu của nước ta. Ngày nay, nhiều quốc gia ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á như Hồng Kông, Singapore đang nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hóa của Việt Nam (chủ yếu là mặt hàng nông, lâm, thủy sản, hàng công nghiệp và tiểu thủ cơng nghiệp…), sau đó tái chế và bán sang các thị trường khác.

2.3.1.1 Khu vực ASEAN

ASEAN là một thị trường rộng lớn, có sức tiêu thụ đa dạng cả trong hiện tại và tương lai.Nhu cầu thị hiếu của thị trường này khơng địi hỏi quá cao về chất lượng.Tuy là thị trường đa tơn giáo và văn hóa nhưng có nhiều điểm tương đồng với tơn giáo và văn hóa của Việt Nam. Do đó, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và các nước ASEAN tương đối giống nhau. Hiện nay, xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN tập trung quá mức vào một số sản phẩm như dầu thô, lạc, cao su, hải sản…nên rất dễ mất ổn định. Thêm vào đó, một đặc trung của khu vực này là trình độ phát triển kinh tế giữa các quốc gia không đồng đều khiến các mặt hàng của khu vực này mang tính cạnh tranh gay gắt.

Kể từ khi tham gia thực hiện AFTA (năm 2006), kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang ASEAN có xu hướng tăng liên tục. Năm 2007, KNXK của Việt Nam sang các nước trong khối này đạt 7,8 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2006. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường ASEAN đạt 11 tỉ USD, tăng 41% so với năm 2007. Tuy nhiên, sang tới năm 2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu, KNXK của Việt Nam sang thị trường này bị suy giảm đáng kể. Năm 2010, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường này đạt khoảng 14,5 tỉ USD, tăng 23,6%/năm trong giai đoạn 2008- 2010. Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá Việt Nam sang khu vực thị trường này trong trong năm 2011 đạt 13,58 tỷ USD, tăng 31,2% so với năm 2010 và chiếm 27,1% trị giá hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang châu Á (Giang Nam, 2012).

Việc thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường các nước ASEAN. Tuy nhiên, những lợi thế này vẫn chưa được các doanh nghiệp tận dụng để thâm nhập vào thị trường khu vực và thế giới. Do trước đây Việt Nam thường xuyên nhập siêu từ các nước ASEAN nên vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này để tiến tới cân bằng thương mại là nhiệm vụ hàng đầu của nước ta hiện nay. Vì năng lực cạnh tranh của các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam còn non kém, cộng với việc tham gia vào chương trình cắt giảm thuế

CEPT sẽ khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn hơn trong việc thực hiện nhiệm vụ này.

ASEAN được đánh giá là một thị trường năng động và đang phát triển trong khu vực châu Á- Thái Bình Dương. Bởi vậy, Việt Nam vẫn đang tìm cách đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu vào khu vực trọng điểm này để tận dụng những ưu đãi về thuế quan mà các nước thành viên ASEAN dành cho nhau.

2.3.1.2 Nhật Bản

Nhật Bản – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới là một thị trường lớn với dân số khoảng 128 triệu và có sức mua lớn. Người tiêu dùng Nhật Bản ưa chuộng sự đa dạng của sản phẩm. Sản phẩm có vịng đời ngắn nhưng chất lượng tốt, kiểu dáng đẹp, hoàn hảo, tiện dụng là phù hợp với yêu cầu của người tiêu dùng Nhật Bản hiện nay.

Kể từ khi Việt Nam và Nhật Bản phấn đấu theo phương châm “đối tác tin cậy, ổn định và lâu dài”, thực hiện Sáng kiến chung Việt – Nhật, ký kết Hiệp định tự do, Xúc tiến và bảo hộ đầu tư Việt Nam – Nhật Bản từ năm 2003, quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản phát triển với tốc độ cao, bình quân tăng trên 19%/năm. Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam.

Năm 2010, tổng kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam-Nhật Bản đạt hơn 16 tỷ USD, tăng gần 24% so với năm 2009; trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 4,8 tỷ USD, tăng hơn 24% so với năm 2009. Các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Nhật Bản trong năm 2010 chủ yếu là nông sản, thực phẩm, hải sản, may mặc, gỗ và sản phẩm từ gỗ... Bên cạnh đó, Nhật Bản cịn là thị trường quan trọng đối với ngành dệt may và da giày của Việt Nam (đứng thứ ba sau Hoa Kỳ và EU). Trong năm này, dệt may đạt kim ngạch 1,1 tỷ USD, chiếm 14% trong tổng kim ngạch, tăng 22,82% so với năm 2009 ( Mỹ Phương, 2010)

Năm 2011 Việt Nam đã xuất khẩu 10,7 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Nhật Bản, tăng 39,51% so với năm 2010. Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản là dệt may, dầu thô, hàng thủy sản, máy móc thiết bị, dây điện và dây cáp điện, thủy sản… trong đó hàng dệt may đạt kim ngạch cao nhất 1,6 tỷ USD, chiếm 15,6% thị phần, tăng 46,41% so với năm 2010. Đứng thứ hai là dầu thô với kim ngạch đạt 1,5 tỷ USD, tăng 67,72% so với năm 2010. Nhìn chung, năm 2011 xuất khẩu sang Nhật Bản tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng, chỉ có một số thị trường giảm như: giấy và sản phẩm từ giấy (giảm 17,39%); thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh (giảm 17,76%); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (giảm 95,75%); chất dẻo nguyên liệu (giảm 40,72%); xăng dầu các loại (giảm 78,87%) (Vinanet, 2012)

Bảng 2.7 Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản năm 2011

Đơn vị tính: USD Mặt hàng KNXK năm 2011 KNXK năm 2010 % +/- KN so năm 2010 Tổng kim ngạch 10.781.145.444 7.727.659.550 39,51 Hàng dệt, may 1.690.338.704 1.154.491.648 46,41 Dầu thô 1.579.576.095 214.114.871 637,72 Hàng thủy sản 1.015.886.878 894.055.279 13,63 Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác 1.010.683.695 920.053.298 9,85

Dây điện và dây cáp

điện 987.645.279 381.447.306 158,92

Gỗ và sản phẩm gỗ 597.496.367 454.575.880 31,44 Phương tiện vận tải và

phụ tùng 492.432.844

Máy vi tính, sản phẩm

điện tử và linh kiện 412.355.728 410.800.833 0,38 Sản phẩm từ chất dẻo 293.735.872 255.579.955 14,93 Than đá 279.360.407 233.824.541 19,47 Giày dép các loại 248.885.181 171.963.162 44,73 Túi xách, ví, vali, mũ và ơ dù 144.360.698 93.848.370 53,82 Cà phê 128.252.001 85.456.848 50,08 Sản phẩm hóa chất 125.726.820 77.876.069 61,44 Sản phẩm từ sắt thép 123.257.575 98.177.261 25,55

Điện thoại các loại và

linh kiện 95.361.160

Sản phẩm từ cao su 78.025.349 63.804.684 22,29 Kim loại thường và sản

phẩm 75.250.088 Giấy và các sản phẩm từ giấy 71.423.681 86.455.051 -17,39 Hóa chất 54.992.839 41.047.857 33,97 Thủy tinh và các sản phẩm từ thủy tinh 53.558.522 65.123.202 -17,76 Sản phẩm gốm, sứ 52.928.616 37.857.542 39,81 Cao su 48.354.072 34.361.884 40,72 Hàng rau quả 46.792.650 35.602.682 31,43

Đá quý, kim loại quý và

sản phẩm 38.826.251 33.472.525 15,99

Máy ảnh, máy quay

phim và linh kiện 38.431.846 903.337.993 -95,75 Bánh kẹo và các sản

phẩm từ ngũ cốc 29.174.342 24.801.057 17,63

Sản phẩm mây, tre, cói

và thảm 29.118.462 28.898.182 0,76

Chất dẻo nguyên liệu 27.867.396 47.012.532 -40,72 Xơ sợi dệt các loại 27.441.323

Quặng và khoáng sản khác 16.771.380 7.488.036 123,98 Hạt tiêu 13.752.985 9.083.828 51,40 sắt thép các loại 9.411.237 7.347.491 28,09 Hạt điều 8.430.475 5.106.400 65,10 Sắn và các sản phẩm từ sắn 3.897.204 2.442.883 59,53

Xăng dầu các loại 3.207.165 13.866.579 -76,87

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Quan hệ thương mại giữa hai nước còn rất nhiều tiềm năng phát triển, bên cạnh độ lớn về dung lượng thị trường, có thể thấy, do ở trình độ phát triển khác nhau nên hai nền kinh tế có tính chất bổ sung, hỗ trợ cho nhau nhiều hơn là cạnh tranh với nhau. Nhật Bản dành ưu đãi GSP cho một số mặt hàng của các nước đang phát triển và kém phát triển, trong đó có Việt Nam khi xuất khẩu hàng hóa sang nước này. Việt Nam đã chính thức ký Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản (AJCEP) vào ngày 1/4/2008.Việt Nam mặc nhiên hưởng lợi

từ ưu đãi của Nhật Bản cam kết dành chung cho ASEAN. Theo cam kết AJCEP, Nhật Bản đã loại bỏ thuế quan đối với gần 94% giá trị thương mại Việt – Nhật trong vòng 10 năm.

Hơn nữa, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, với cam kết cắt giảm thuế nhập khẩu hàng hóa từ mức bình qn hiện hành 17,4% xuống còn 13,4% trong vòng 5-7 năm, đây là cơ hội để các doanh nghiệp có thể tận dụng những ưu đãi này để nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu và công nghệ của Nhật Bản để sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2.3.1.3 Trung Quốc

Trung Quốc là một trong những thị trường lớn nhất thế giới và nổi lên như một nền kinh tế tăng trưởng cao và ổn định. Với tốc độ tăng trưởng như hiện nay, thu nhập quốc dân của Trung Quốc được dự báo có thể tiến bằng Nhật Bản. Quốc gia này có nguồn lao động giá rẻ và dồi dào, trở thành đối thủ cạnh tranh lớn trong khu vực. Tuy nhiên, nhu cầu của thị trường này lại khá đa dạng và dễ tính do nền kinh tế phát triển khơng đồng đều, có nhiều tầng lớp dân cư với nhiều mức thu nhập khác nhau. Vì lý do này mà Trung Quốc trở thành một thị trường xuất khẩu tiềm năng của hầu hêt các quốc gia trên thế giới.

Năm 2010, Việt Nam đã xuất khẩu 7,3 tỷ USD sang thị trường Trung Quốc,

chiếm 10,1% trong tổng kim ngạch của cả nước, tăng 48,88% so với năm 2009. Trong năm này, Việt Nam đã xuất khẩu 32 chủng loại mặt hàng sang thị trường Trung Quốc và phần lớn các mặt hàng này đều tăng trưởng so với năm 2009. Trong đó cao su là mặt hàng có kim ngạch đạt cao nhất, đạt 1,4 tỷ USD, chiếm 19,4% trong tổng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này, với 464,3 nghìn tấn, nhưng nếu so với năm 2009 thì lượng xuất khẩu cao su sang Trung Quốc giảm (giảm 8,99%), nhưng tăng về trị giá (tăng 65,84%). Mặt hàng có kim ngạch đứng thứ hai là than đá với 14,6 triệu tấn, đạt trị giá 961,8 triêu USD chiếm 13,1% trong tổng kim ngạch, giảm 28,40% về lượng nhưng tăng 2,78% về trị giá so với năm trước. Bên cạnh những mặt hàng có kim ngạch tăng trưởng,

ngồi ra cịn có những mặt hàng giảm kim ngạch như: quặng và khoáng sản (giảm 1,66% về trị giá và 16,19% về lượng) với 1,3 triệu tấn, đạt trị giá 101,9 triệu USD; sản phẩm gốm sứ giảm 9,84% đạt kim ngạch 1,8 triệu USD (Lan Hương, 2011).

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2011, Việt Nam đã xuất khẩu 11,1 tỷ USD hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, chiếm 11,4% thị phần, tăng 1030,12% so với năm 2010. Xuất khẩu sang thị trường nước này tăng trưởng ở hầu khắp các mặt hàng. Những mặt hàng xuất khẩu sang Trung Quốc đạt trên 1 tỷ USD là cao su, dầu thơ, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện và than đá, trong đó cao su là mặt hàng chủ đạo đạt kim ngạch cao nhất, với 1,9 tỷ USD chiếm 17,4% thị phần, tăng 712,4% so với năm 2010 (Vinanet, 2012).

Bảng 2.8 Thống kê hàng hóa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc năm 2011

Đơn vị: USD Chủng loại mặt hàng KNXK năm 2011 KNXK năm 2010 % tăng giảm KN năm 2011 so năm 2010 Tổng kim ngạch 11.125.034.081 984.410.693 1.030,12 cao su 1.937.566.406 238.471.723 712,49 dầu thơ 1.075.544.476 37.785.123 2.746,48 máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 1.058.418.384 67.084.422 1.477,74 than đá 1.023.263.941 143.418.623 613,48 sắn và các sản phẩm từ sắn 860.325.042 71.638.533 1.100,92

xăng dầu các loại 753.693.786 67.727.564 1,012,83 gỗ và sản phẩm gỗ 625.723.010 35.048.420 1.685,31

Xơ sợi các loại 547.596.513

hạt điều 300.389.451 18.803.811 1,497,49 máy móc, thiết bị phụ tùng khác 282.555.766 26.924.380 949,44 giày dép các loại 252.608.652 16.175.557 1.461,67 hàng thủy sản 223.117.465 20.969.019 964,03 hàng dệt, may 203.116.958 11.695.767 1.636,67 Gạo 160.688.540 7.530.276 2.033,90 hàng rau quả 146.119.197 12.016.610 1.115,98 quặng và khoáng sản khác 125.549.097 24.769.116 406,88

Phương tiện vân tải và phụ

tùng 96.472.692 6.450.273 1.395,64

sản phẩm từ cao su 93.677.400 7.230.714 1.195,55 Điện thoại các loại và linh

kiện 87.181.656

sản phẩm hóa chất 79.460.780 7.094.178 1.020,08 sắt thép các loại 63.041.223 8.124.254 675,96 dây điện và dây cáp điện 55.522.095 2.983.594 1.760,91

cà phê 53.176.525 6.304.600 743,46

Kim loại thường khác và sản

phẩm 39.509.113

thủy tinh và các sản phẩm từ

thủy tinh 37.801.036 7.046.857 436,42

chất dẻo nguyên liệu 33.088.715 9.555.780 246,27 bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc 31.057.712 3.472.453 794,40 túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 25.231.297 1.621.478 1.456,07 sản phẩm từ sắt thép 22.356.758 1.187.416 1.782,81 hóa chất 20.459.203 771.498 2.551,88 sản phẩm từ chất dẻo 19.931.594 1.734.465 1.049,15 chè 14.811.542 1.182.755 1.152,29 giấy và các sản phẩm từ giấy 6.654.143 365.708 1.719,52 Máy ảnh, máy quay phim và

linh kiện 5.044.608

đá quý,kim loại quý và sản

phẩm 3.135.418 133.687 2.245,34

sản phẩm gốm, sứ 1.322.112 194.367 580,21

Nguồn : Tổng cục Thống kê

Mặc dù cơ cấu mặt hàng xuất nhập khẩu của Việt Nam và Trung Quốc khá giống nhau, nhưng do Trung Quốc tiến xa hơn trong q trình cơng nghiệp hóa, do vậy khả năng cạnh tranh cao hơn Việt Nam rất nhiều. Vì lý do này mà Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc ngun liệu và sản phẩm thơ có giá trị gia tăng thấp.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 35 - 43)