Các yếu tố thuận lợi, khó khăn

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 54 - 55)

CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM

3.1.3 Các yếu tố thuận lợi, khó khăn

Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ XXI này, xu hướng tồn cầu hố và khu vực hoá đang là một xu hướng nổi trội nhất trong bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế thế giới với sự ra đời của các khu vực mậu dịch tự do như khu vực mậu dịch tự do châu Âu (EFTA), Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mỹ (NAFTA), khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Tổ chức diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), diễn đàn hợp tác kinh tế Á-Âu (ASEM), thị trường chung châu Âu (EEU), liên minh tiền tệ châu Âu (EMU), liên minh kinh tế Benilux (liên minh kinh tế giữa các nước Bỉ, Hà Lan, Luc-xăm-bua). Tự do hóa thương mại sẽ tiếp tục diễn ra ở mọi cấp độ: đơn phương, đa phương, khu vực.

Như vậy, với xu thế tồn cầu hố, hội nhập khu vực sẽ góp phần tạo điều kiện cho các quốc gia kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh quốc tế, phát huy nội lực và tất cả tiềm năng của đất nước cùng với việc tranh thủ tối đa các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho phát triển đất nước.

Tuy nhiên, mặt bất lợi của toàn cầu hố xuất hiện khi có khủng hoảng kinh tế xảy ra. Do nền kinh tế các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng có xu hướng phụ thuộc vào nhau nhiều hơn, nếu sự khủng hoảng kinh tế của một quốc gia xảy ra, nó sẽ nhanh chóng lây lan ra các nước khác trong cùng khu vực. Đồng thời, khi hội nhập với xu hướng mậu dịch tự do, điểm bất lợi lớn nhất thể hiện trong thương mại giữa các nước là hàng hố chịu sức cạnh tranh cao. Do đó, nước nào sản xuất hàng hố với giá thành thấp hơn, có chất lượng tốt hơn sẽ đạt được nhiều lợi thế cạnh tranh hơn trên thị trường quốc tế.

Cuộc cách mạng khoa học công nghệ diễn ra với quy mơ lớn chưa từng có trong lịch sử, làm thay đổi kết cấu kinh tế thế giới. Bước vào thế kỷ XXI, khoa học và cơng nghệ có nhiều bước tiến nhảy vọt, kinh tế tri thức có vai trị ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Ảnh hưởng to lớn của cách mạng khoa học kỹ thuật vừa tạo ra thời cơ hiếm có cho từng quốc gia nhưng cũng đồng thời đặt ra những thách thức vô cùng to lớn. Thực tế cho thấy những nước nào tận dụng được thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ

thuật vào nền kinh tế quốc dân không những tăng cường được vị thế cạnh tranh của mình trong thời điểm hiện tại mà cịn tạo ra khả năng bành trướng về kinh tế trong tương lai. Việt Nam đang nỗ lực hồn thành sự nghiệp cơng nghiệp hố - hiện đại hoá trong thời gian ngắn nhất để đuổi kịp các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, lấy phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ là công cụ, là phương tiện hàng đầu để thực hiện được mục tiêu đặt ra.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 54 - 55)