Các giải pháp của doanh nghiệp xuất khẩu

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 64 - 67)

CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM

3.5.2 Các giải pháp của doanh nghiệp xuất khẩu

+ Tăng cường tiếp xúc trực tiếp với đối tác và thị trường xuất khẩu.

Có nhiều cách để tiếp xúc trực tiếp với đối tác và thị trường nước ngoài như tổ chức đi nghiên cứu thị trường, tham gia triển lãm trong và ngoài nước, tham dự các hội chợ, chương trình đào tạo ở nước ngồi, qua đó, gặp gỡ tìm kiếm các cơ hội hợp tác và kinh doanh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm. Để những hoạt động này đem lại hiệu quả cao nhất thì doanh nghiệp phải có sự chuẩn bị hết sức chu đáo, kỹ lưỡng đối với từng hoạt động, tránh biểu hiện tham gia một cách hời hợt. Các doanh nghiệp cũng có thể tìm cách tiếp xúc trực tiếp với các doanh nghiệp của nước ngoài hiện đang làm ăn tại nước ta, tranh thủ tiếp xúc với họ hoặc có thể mời họ sang thăm Việt Nam. Doanh nghiệp nên tìm hiểu, thăm dị thị hiếu người tiêu dùng, yếu tố này rất quan trọng vì khơng phải mỗi mặt hàng đều có thể tiêu thụ như nhau ở mỗi thị trường khác nhau, thị hiếu người tiêu dùng ảnh hưởng rất lớn tới sức tiêu thụ mặt hàng. Doanh nghiệp có thể tìm cách tiếp cận thói quen người tiêu dùng thơng qua các đại lý, đại diện của mình ở nước ngồi, nhờ chi nhánh, văn phịng đại diện tiến hành điều tra, thu thập thơng tin. Qua đó, nhà sản xuất vừa thu nhận được ý kiến đóng góp từ khách hàng đối với sản phẩm, hàng hoá, vừa là cơ hội để doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh của mặt hàng mình xuất khẩu bằng việc so sánh các mặt hàng cùng loại của đối thủ cạnh tranh, tìm ra khe hở của đối thủ để tạo thế vững chắc cho sản phẩm của mình trên thị trường. Cơng việc khơng kém phần quan trọng khi đưa hàng hoá ra thị trường thế giới đó chính là quảng cáo. Quảng cáo là cầu nối giữa hàng hố với người tiêu dùng. Thơng qua quảng cao mà người tiêu dùng biết đến sản phẩm, hàng hoá của doanh nghiệp. Nếu chỉ chú trọng vào sản xuất mà không chú trọng tới khâu

quảng cáo cho mặt hàng thì có thể coi là mặt hàng chưa sống được. Có nhiều hình thức quảng cáo khác nhau mà doanh nghiệp có thể khai thác trên thị trường quốc tế như: qua các phương tiện thông tin đại chúng nước sở tai như tivi, báo, đài, tạp chí…

+ Lựa chọn thị trường và sản phẩm để thâm nhập.

Dựa trên sản phẩm sẵn có, doanh nghiệp xuất khẩu cần lựa chọn thị trường tương ứng để thâm nhập. Ngược lại, trên cơ sở xác định nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp cần phải lựa chọn sản phẩm phù hợp cho thị trường đó. Khi lựa chọn thị trường, sản phẩm để xuất khẩu, doanh nghiệp cần phải tính đến khả năng tài chính của mình để có kế hoạch đầu tư phù hợp.

+ Tiếp cận, phân tích thơng tin để phát triển thị trường xuất khẩu.

Việc thu thập và xử lý thơng tin có ý nghĩa hết sức quan trọng, một trong những nội dung không thể thiếu được đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong điều kiện mới, mỗi doanh nghiệp phải có các hình thức phù hợp để xử lý các thông tin. Từ việc thu thập, xử lý các thơng tin có hiệu quả, các doanh nghiệp mới có các kế hoạch cụ thể để thực hiện công cuộc kinh doanh của mình. Để có được các thơng tin phục vụ mục tiêu kinh doanh của mình, trước hết doanh nghiệp phải xác định các mảng nội dung thông tin cần cung cấp. Thơng thường, đối với thị trường nước ngồi, có hai mảng thơng tin mà doanh nghiệp cần phải nắm vững là mảng thơng tin liên quan đến những thay đổi trong chính sách Nhà nước và mảng thơng tin về thị trường nước ngoài. Mảng trong nước bao gồm các quy định như các vấn đề liên quan đến XNK, chính sách thuế, các dịch vụ giám định, vận tải, bảo hiểm… Mảng nước ngồi bao gồm thơng tin về tình hình phát triển kinh tế của nước nhập khẩu, thói quen tiêu dùng, các chính sách về vấn đề nhập khẩu của nước nhập khẩu…

+ Chủ động xây dựng chiến lược kinh doanh và chiến lược thị trường.

Các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược kinh doanh, chiến lược thị trường trên thế chủ động trong tầm nhìn dài hạn. Hướng cạnh tranh chủ yếu sẽ là thơng qua việc hợp lý hố quy trình sản xuất, quản lý để giảm chi phí sản xuất bình quân, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, chủ động mở rộng thị trường trong

đó chú trọng tới cả các thị trường “ngách” về sản phẩm, thời vụ, để tăng cường thâm nhập và gia tăng thị phần. Một trong những nội dung mà các doanh nghiệp cần phải chú ý đến trong cơng việc kinh doanh của mình là cần phải tiếp cận với các phương thức kinh doanh mới. Trong bối cảnh nền kinh tế tri thức đang hình thành và ngày càng ảnh hưởng sâu rộng tới thương mại quốc tế, các doanh nghiệp cần hết sức chú trọng đến những thay đổi trong phương thức kinh doanh, phương thức tiếp cận thị trường và khách hàng trên thế giới để có thể vận dụng trong điều kiện cho phép. Những lĩnh vực mới mà các doanh nghiệp cần đầu tư tìm hiểu là thương mại điện tử, các nghiệp vụ tự bảo hiểm tại các sở giao dịch kỳ hạn ( đối với thương mại nơng sản), kinh doanh chứng khốn…

+ Tích cực đầu tư cho sản xuất hàng xuất khẩu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Các doanh nghiệp nên đẩy mạnh nghiên cứu, triển khai ứng dụng cơng nghệ mới và đa dạng hố sản xuất, đồng thời xây dựng nhãn hiệu sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp. Sự thay đổi nhanh chóng và thường xuyên trong nhu cầu của người tiêu dùng, làm cho chu kỳ sống của một sản phẩm ngày càng ngắn. Do đó, doanh nghiệp phải tạo ra được nhiều loại sản phẩm mới bằng thương hiệu riêng của mình. Ngồi ra doanh nghiệp cần khơng ngừng cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm, vì cùng một loại hàng hố với giá như nhau, tâm lý người tiêu dùng thích hàng hố có bao bì đẹp. Đây cũng có thể coi là một nghệ thuật bán hàng, tiếp thị, nhưng đòi hỏi doanh nghiệp phải nghiên cứu phong tục, tập quán thị hiếu của thị trường mục tiêu. Mẫu mã mặt hàng xuất khẩu ngày nay thay đổi liên tục, làm cho sự cạnh tranh ngày càng gay gắt. Nếu khơng nghiên cứu phong tục tập qn thì sản phẩm có thể khơng tiêu thụ được, ví dụ như người tiêu dùng Nam Mỹ rất sợ màu tím, cịn người tiêu dùng Trung Quốc lại rất thích bao bì nhiều màu, sặc sỡ, trong khi người dân Tây Âu thích bao bì sản phẩm màu sáng. Tóm lại, nếu doanh nghiệp nắm bắt nhanh nhạy vấn đề này, sẽ có lợi thế trong cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của quốc gia khác. Bên cạnh đó, doanh nghiệp nên áp dụng các hệ thống tiêu chuẩn quốc tế như ISO 9000, ISO 14000, HACCP… để giúp các doanh nghiệp cải tiến hệ thống quản lý nhằm đạt được các mục tiêu phát triển năng suất, bảo đảm chất lượng sản phẩm, giảm lãng phí nguyên vật liệu… Nếu

hàng hoá của các doanh nghiệp đáp ứng được các hệ thống tiêu chuẩn nói trên thì sẽ được tiêu thụ một cách dễ dàng trên thị trường.

+Sử dụng hiệu quả mọi sự hỗ trợ của Nhà nước.

Sự thành công hay thất bại trong việc thâm nhập thị trường, tăng hiệu quả kinh tế khi kinh doanh với các thị trường phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các doanh nghiệp luôn được sự bảo trợ nhất định từ phía Nhà nước như cung cấp thông tin, hỗ trợ về đào tạo nguồn nhân lực, hỗ trợ về vốn và các sự hỗ trợ khác. Sự hỗ trợ này sẽ giảm dần trong tiến trình hội nhậptheo các cam kết khi chúng ta gia nhập vào các tổ chức thương mại của khu vực và thế giới cũng như theo các Hiệp định song phương. Vì vậy, trong một khoảng thời gian nhất định, với sự hỗ trợ nhất định, các doanh nghiệp cần tranh thủ tận dụng sự hỗ trợ từ phía Nhà nước để nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Sự hỗ trợ về vốn của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trước hết thông qua các biện pháp tài chính, tín dụng, tiền tệ và các chính sách điều tiết vĩ mơ. Việc sử dụng hiệu quả các hình thức hỗ trợ tài chính từ phía Nhà nước hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng một cách có kế hoạch, đúng mục đích, hạn chế tối đa việc lợi dụng các nguồn hỗ này để tham nhũng đối với các doanh nghiệp Nhà nước và để đầu tư vào các cơng việc sai mục đích kinh tế xã hội đối với doanh nghiệp tư nhân.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 64 - 67)