Thị trường Liên Bang Nga

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 71 - 75)

CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM

3.5.6 Thị trường Liên Bang Nga

Muốn đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường Nga, việc xây dựng hành lang pháp lý là một yếu tố quan trọng để tạo thuận lợi, khai thơng trao đổi hàng hóa giữa hai nước, nhất là đối với nhóm hàng nơng sản, thủy sản của Việt Nam. Trước mắt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam và cơ quan đồng cấp phía Nga cần nhanh chóng thảo luận, thống nhất và đi đến ký kết hiệp định về chất lượng hàng nông, lâm, thủy sản giữa hai nước. Về lâu dài, hai bên cần nghiên cứu đi đến ký kết hiệp định về thương mại tự do giữa Việt Nam – Nga và liên minh Nga - Cadactan - Belarus. Đây là một hành lang pháp lý quan trọng giúp Việt Nam có thể đẩy mạnh hơn xuất khẩu vào Nga, giảm nhập siêu trong những năm tới.

Thêm vào đó, cần phải đẩy mạnh xúc tiến thương mại thường xuyên vào thị trường Nga như đưa hàng hóa đi tham dự hội chợ, triển lãm quốc tế ở Nga và cử

các đoàn sang thị trường Nga khảo sát, tìm đối tác hợp tác kinh doanh, nhất là đối với các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh.

Chính sách bảo vệ người tiêu dùng ở Nga đang ngày càng chặt chẽ, người tiêu dùng ngày càng có nhiều sự lựa chọn để mua các loại hàng hóa có chất lượng hơn. Vì vậy, để bảo đảm chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp Việt Nam cần phải duy trì ngay từ những cơng đoạn ban đầu trong các khâu sản xuất, chế biến, đóng gói... mới có thể duy trì, tăng thị phần và đưa thêm các mặt hàng mới vào thị trường Nga. Mặt khác, cần giảm tỷ lệ xuất khẩu các mặt hàng nguyên liệu, tăng xuất khẩu các sản phẩm chế biến vào thị trường Nga để tăng giá trị hàng hóa (Việt Anh, 2010).

3.6.7 Thị trường châu Phi

Để phát triển thị trường châu Phi, cần có các giải pháp mạnh mẽ từ cả các cơ quan Nhà nước và các doanh nghiệp.

Thứ nhất, Nhà nước cần có định hướng chiến lược đối với việc phát triển thị

trường châu Phi.Thông qua phát triển quan hệ chính trị, ngoại giao và kinh tế với các nước châu Phi, nhà nước cần thiết lập môi trường kinh doanh thuận lợi để các doanh nghiệp có điều kiện thâm nhập thị trường châu Phi.Để làm được điều này, Nhà nước cần tăng cường đàm phán song phương, đa phương để sớm ký kết hiệp định thương mại nhằm tạo một khuôn khổ pháp lý cần thiết và đầy đủ cho các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường này.

Thứ hai, nhà nước cần sử dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù

hợp với đặc điểm thị trường châu Phi. Trong đó, chú ý đến việc hỗ trợ cung cấp thông tin thị trường, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại và hỗ trợ tài chính, vì đây là những khó khăn lớn nhất của các doanh nghiệp khi kinh doanh tại thị trường châu Phi.

Thứ ba, về phía các doanh nghiệp, cần hết sức nỗ lực trong việc thâm nhập thị

trường, nghiên cứu kỹ nhu cầu và thị hiếu của thị trường châu Phi để tạo ra được những sản phẩm phù hợp, có sức cạnh tranh về chất lượng và giá thành. Để tiếp

cận thị trường châu Phi, doanh nghiệp cần phải kiên trì, linh hoạt do thị trường châu Phi có tính thay đổi cao và ít nhất quán.

KẾT LUẬN

Cơ cấu thị trường xuất khẩu là một chỉ tiêu chất lượng quan trọng của hoạt động xuất khẩu. Để có một cơ cấu thị trường xuất khẩu đa dạng, hợp lý, giúp khai thác có hiệu quả các nguồn lực, tăng trưởng ổn định kim ngạch xuất khẩu, Nhà nước cần có sự can thiệp, định hướng và điều chỉnh nhất định.

Có thể nói, chưa bao giờ hoạt động ngoại giao nói chung và hoạt động kinh tế đối ngoại nói riêng của Việt Nam lại giành được thắng lợi to lớn cả về bề nổi lẫn chiều sâu góp phần nâng cao và củng cố vững chắc vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế như trong những năm qua. Điểm đáng chú ý là chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương hoá, đa dạng hoá làm chiếc cầu nối để Việt Nam hoà nhập vào khu vực và thế giới. Việc mở rộng quan hệ với nhiều nước đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành công cả về văn hoá, khoa học kỹ thuật và đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế. Trong tương lai, để tiếp tục vững bước trên con đường cơng nghiệp hố-hiện đại hoá, Việt Nam phải xây dựng một chiến lược phát triển kinh tế xã hội có tầm nhìn dài hạn trong đó vẫn đặc biệt quan tâm đến việc mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam. Việc đề ra phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 phải căn cứ vào các xu hướng phát triển của kinh tế, của thương mại và của thị trường trong nước cũng như là của thị trường thế giới. Trong thời kỳ tới, mặc dù đang gặp khơng ít khó khăn, trở ngại nhưng Việt Nam vẫn có nhiều khả năng thành cơng trong cơng cuộc phát triển kinh tế đất nước của mình.

Như vậy, phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam như đã nêu trong khoá luận là rất cần thiết. Song cần phải đặt nó trong mối quan hệ tổng hồ với các công cụ quản lý khác của Nhà nước tại từng thời kỳ để có những bước đi thích hợp, đem lại kết quả như mong muốn.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w