Thực trạng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 31 - 35)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.2Thực trạng cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua

Giai đoạn 1986-1990:

Trong những năm 1986-1990, ngoài việc tiếp tục duy trì quan hệ thương mại với các nước XHCN (khu vực I), nhờ có chính sách mở cửa, quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước TBCN và các nước phát triển (khu vực II ) ngày càng được mở rộng. KNXK của Việt Nam sang cả 2 khu vực này đều tăng nhanh. KNXK sang khu vực II năm 1990 là 1394,2 triệu Rúp-USD, tăng 3,68 lần so với năm 1986, trong khi đó, KNXK sang khu vực I năm 1990 chỉ đạt 1009,8, tăng 2,3 lần so với năm 1986. Điều này cho thấy trong giai đoạn này, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã dần dần chuyển dịch từ khu vực I sang khu vực II. Nguyên nhân của xu hướng này là do tình hình kinh tế của các nước trong khu vực I đang lâm vào tình trạng suy thối và khủng hoảng.

Bảng 2.3: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam theo 2 khu vực thị trường giai đoạn 1986-1990

Đơn vị : %

Năm Tỷ trọng khu vực I Tỷ trọng khu vực II

1987 57,1 42,9

1988 56,9 43,1

1989 41,5 58,5

1990 42 58

Nguồn : Niên giám thống kê và Tổng cục Hải quan

Tuy nhiên trong thời kỳ này, Việt Nam vẫn chú trọng hướng thị trường xuất khẩu tới các nước XHCN, đặc biệt là Liên Xô. Khu vực thị trường này vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị KNXK của Việt Nam.

Sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu vào năm 1991 đã khiến hoạt động xuất khẩu nói chung, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam nói riêng chuyển sang một trạng thái phát triển mới. Bên cạnh việc mất đi thị trường xuất khẩu truyền thống, sự kiện này cũng đánh dấu sự chuyển biến trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam :Việt Nam chuyển mạnh xuất khẩu sang khu vực II, trong đó châu Á trở thành thị trường trọng điểm số một. Kể từ năm 1991, tỷ trọng của châu Á trong cơ cấu thị trường xuất khẩu đã tăng mạnh, luôn đạt trên mức 70%. Xét sang khu vực châu Âu, mặc dù Việt Nam mất đi thị trường truyền thống Đông Âu nhưng việc tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường EU lại là một trong những biện pháp để vượt qua cuộc khủng hoảng trong giai đoạn này.

Trong những năm 1995-1997, khu vực châu Á bắt đầu có dấu hiệu khủng hoảng, do đó xuất khẩu vào thị trường châu Á trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, Việt Nam đã tập trung khơi phục thị trường xuất khẩu truyền thống ở châu Âu và chuyển hướng sang một vài thị trường khác như Hoa Kỳ, EU. Điều này dẫn đến tỷ trọng của châu Âu lại tăng lên trong khi tỷ trọng của châu Á lại giảm đi. Tiêu biểu như thị trường EU tăng từ 9,5% năm 1994 lên 17,5% năm 1997, xuất khẩu sang Hoa Kỳ cũng tăng nhẹ từ 3,4% đến 3,8% trong cùng thời kỳ.

Bước sang những năm tiếp theo (1997-2000), cơ cấu thị trường xuất khẩu nước ta trải qua rất nhiều biến động. Nguyên nhân là do cuộc khủng hoảng tài chính – tiền tệ năm 1998 ở châu Á khiến Việt Nam gặp nhiều khó khăn, bất lợi khi xuất khẩu sang thị trường này. Chính vì thế, tỷ trọng của châu Á trong cơ cấu thị trường xuất khẩu tiếp tục giảm một cách rõ nét hơn. Bên cạnh đó, tỷ trọng thị trường châu Mỹ tiếp tục tăng còn tỷ trọng của thị trường châu Phi vẫn giữ một con số nhỏ trong cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước ta.

Bảng 2.4: Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 1997-2000

Đơn vị : %

Năm 1997 Năm 1998 Năm 1999 Năm 2000

Châu Âu 21,5 27,0 25,7 23,0

Châu Mỹ 3,8 6,4 5,7 6,6

Châu Phi 0,1 0,2 0,4 1,0

Châu Úc 2,2 5,2 7,3 9,0

Nguồn : Niên giám thống kê và Tổng cục Hải quan Giai đoạn 2001-2005:

Trong giai đoạn này, sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam được đánh dấu bởi sự gia tăng của thị trường Châu Mỹ (đặc biệt là Hoa Kỳ). Nếu như những năm trước đây, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tập trung chủ yếu ở 3 khu vực thị trường là EU, ASEAN, Đơng Bắc Á thì từ năm 2001 có thêm khu vực thứ 4 là Hoa Kỳ.

Khu vực thị trường châu Á tuy tỷ trọng xuất khẩu giảm (từ 57,3% năm 2001 xuống 50,5% năm 2005) song vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam. Tương tự, tỷ trọng khu vực thị trường châu Âu có giảm nhẹ nhưng giá trị tuyệt đối năm sau vẫn tăng so năm trước (giai đoạn 2001-2005 tăng bình qn 13,5%/năm) và đóng góp trên 20% trong tổng KNXK của Việt Nam. Trong khi đó, tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Mỹ tăng khá đột biến, từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005; xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng tăng mạnh từ 7,1% năm 2001 lên 20,2% năm 2005. Khu vực thị trường châu Phi tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng KNXK gấp gần 4 lần (từ 176 triệu USD năm 2001 lên 681 triệu USD năm 2005). Riêng tỷ trọng KNXK khu vực thị trường châu Đại Dương tăng từ 7,1% năm 2001 lên 8 % năm 2005 (Trọng Hà, 2006).

Bảng 2.5: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001- 2005

Đơn vị : %

Thị trường 2001 2002 2003 2004 2005

Châu Á 57,3 52,1 47,6 48,5 50,5

Châu Mỹ 8,9 16,3 22,8 20,7 21,3

Châu Đại dương 7,1 7,1 3,8 6,8 8

Châu Phi 1,2 0,8 1,1 1,5 2,1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn : Tạp chí thương mại

Giai đoạn 2006-2011 :

Về thị trường xuất khẩu giai đoạn 2006-2011, châu Á đứng đầu với 45,6% tổng kim ngạch xuất khẩu, Châu Mỹ tiếp tục tăng mạnh và ở vị trí thứ hai với 23%; châu Âu chiếm 20,8%; châu Đại Dương chiếm 6,2%; châu Phi tuy chiếm tỷ lệ nhỏ với 2,7% nhưng đã gấp 3,8 lần so với thời kỳ 5 năm trước (Tổng cục Thống kê, 2012).

Cụ thể, năm 2007, thị trường xuất khẩu tăng trưởng không đều, trong khi thị trường ASEAN, EU, Hoa Kỳ tăng trưởng khá cao thì một số thị trường quan trọng khác tăng chậm hoặc giảm như Trung Quốc, Nhật Bản và Australia (Hồng Thoan, 2007). Bước sang năm 2008, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng nhanh ở các thị trường châu Á (40%), châu Phi và Tây Nam Á (33%), nhưng tăng chậm lại đối với châu Mỹ (23%), châu Âu (13%) và châu Đại Dương (khoảng 11,6%), chủ yếu do chịu tác động từ cuộc khủng hoảng thị trường nhà đất tại Mỹ và kinh tế châu Âu đi xuống (TBKTSG, VIB Forums, 2008).

Những diễn biến phức tạp của thị trường tiền tệ thế giới trong năm 2010, đặc biệt sau khi Mỹ thơng qua gói cứu trợ kinh tế thứ hai trị giá 600 tỷ USD, cùng với tình trạng lạm phát gia tăng ở nhiều quốc gia đã dẫn tới việc điều chỉnh tỷ giá đồng nội tệ so với đồng USD ở một số nước. Đặc biệt, việc đồng Nhân dân tệ tiếp tục tăng giá ảnh hưởng trực tiếp đến xuất khẩu của Việt Nam. Xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Mỹ tăng nhẹ do việc Nhân dân tệ tăng giá dẫn tới việc hàng Trung Quốc trở nên đắt hơn. Nhưng đồng USD của Mỹ tiếp tục xu hướng giảm giá cũng làm cho các hàng hố nước ngồi vào thị trường Mỹ nói chung, trong đó có hàng hố Việt Nam, trở nên khó cạnh tranh

hơn so với hàng hố của Mỹ. Bên cạnh đó, các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản cùng có xu hướng gia tăng bảo hộ mậu dịch của các thị trường này đã khiến cho xuất khẩu của Việt Nam gặp khó khăn hơn trước.

Bảng 2.6: Tỷ trọng thị trường xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2006- 2011

Đơn vị : %

Thị trường 2006 2007 2008 2009 2010 2011

Châu Á 45,8 44,9 47,1 43,3 45,7 47,2

Châu Âu 20,5 19,7 18,2 24,4 23,2 21,2

Châu Mỹ 22,5 26,5 24,7 21,4 21,8 22,3

Châu Đại Dương 6,1 6,4 7,1 7,5 6,7 5,8

Châu Phi 2,8 2,5 3,2 3,6 2,6 3,5

Nguồn : Tạp chí thương mại

Từ năm 2001 đến nay, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã có bước cải thiện đáng kể theo chiến lược đa phương hóa thị trường xuất khẩu- khâu then chốt trong chiến lược phát triển xuất nhập khẩu của nước ta. Hiện nay, một số ít thị trường gồm Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Australia đã chiếm tới 70% cơ cấu thị trường xuất khẩu của nước ta. Trong khi thị trường châu Á, nổi bật là khu vực ASEAN có xu hướng giảm dần thì thị trường châu Âu và Bắc Mỹ lại có xu hướng tăng lên.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 31 - 35)