Những mặt tích cực

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 49 - 50)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.4.1 Những mặt tích cực

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển dịch rõ nét qua các giai đoạn.Trước năm 1991, thị trường xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc nặng nề vào Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu. Kể từ sau năm 1991, Việt Nam lại tập trung sang thị trường các nước TBCN và các nước đang phát triển. Đây là kết quả do sự tác động của hoàn cảnh, điều kiện kinh tế thế giới và khu vực, đồng thời cũng là thành quả của sự định hướng đúng đắn và linh hoạt của Đảng và Nhà nước ta.

Việt Nam đã không ngừng nỗ lực xâm nhập, chiếm lĩnh và nâng cao thị phần ở một số thị trường khó tính ở châu Âu và Bắc Mỹ. Đây là một trong những hướng đi đúng đắn giúp hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vượt qua ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á 1997-1998 .

Sự chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành tựu tích cực :

_ Thị trường xuất khẩu của nước ta đã từng bước được mở rộng. Hiện nay, Việt Nam đã xuất khẩu hàng hóa sang khoảng hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, tức là hầu khắp thế giới. Đây là hướng chuyển biến tích cực của cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua.

_ Đến năm 2011, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam đã tăng ở hầu hết các khu vực và đang chuyển dịch từ châu Á sang châu Âu và châu Mỹ. Nhiều thị trường mới, mặt hàng mới được khai thác rất có triển vọng, rõ nhất ở khu vực Nam Mỹ, châu Phi, Nam Âu, Đông Âu, Nga và SNG. Cán cân thương mại đang được cải thiện. Tình trạng nhập siêu lớn từ châu Á đang được khắc phục từng bước.

_ Việc điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu của Chính phủ có sự tiến bộ rõ nét qua các thời kỳ. Cụ thể, giai đoạn 1986-1990, trọng tâm của chính sách là định

hình cơ chế kinh tế thị trường và giải phóng sức sản xuất trong nước mà chưa có những chính sách cụ thể đối với hoạt động xuất khẩu. Bước sang những năm 1991-1997, việc điều chỉnh cơ cấu thị trường hướng đến mục tiêu mở rộng quan hệ thương mại, hội nhập vào kinh tế thế giới. Giai đoạn 1998-2006, Chính phủ đề ra mục tiêu xâm nhập vững chắc trên vào những thị trường lớn như EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ. Từ năm 2007 đến nay, việc điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu nhằm mục tiêu tránh tăng trưởng quá mạnh tại các thị trường lớn, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w