Phương hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 57 - 62)

CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM

3.4 Phương hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm

đến năm 2020

Để thực hiện mục tiêu về chuyển dịch cơ cấu thị trường, phương hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 được xác định như sau:

Thứ nhất, chủ động thâm nhập thị trường quốc tế. Đây là phương hướng cơ

bản của hoạt động thúc đẩy phát triển thị trường xuất khẩu của nước ta. Phương hướng này, trong một chừng mực nào đó, là hệ quả tương thích của tiến trình nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu của Việt Nam. Nếu sức cạnh tranh của hàng hố xuất khẩu được xác định và hồn thiện theo hướng “chủ động” thì khâu cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hoá xuất khẩu, tức là thâm nhập thị trường quốc tế, cũng mặc nhiên có tính chủ động. Điều đó có ý nghĩa rằng, để nâng cao tính chủ động thâm nhập thị trường quốc tế phải xác định sản xuất hướng về xuất khẩu mặt hàng gì, như thế nào, số lượng là bao nhiêu, bán cho thị trường nào, bán bằng cách nào, cần giải quyết vấn đề gì trong quan hệ song phương… để thúc đẩy xuất khẩu theo con đường ngắn nhất, tạo thế chủ động trong xuất khẩu.

Mặt khác, việc tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra thị trường nước ngoài (xuất khẩu vốn), để tránh các hàng rào thuế và phi thuế do nước nhập khẩu đặt ra, xoá bỏ thủ tục cấp phép thành lập văn phòng

đại diện của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngồi và đơn giản hố thủ tục mở tài khoản để phục vụ giao dịch trên thị trường ngoài nước… cũng là một nội dung quan trọng để tạo lập thế chủ động thâm nhập thị trường quốc tế của Việt Nam.

Thứ hai, đa phương hoá và đa dạng hoá các quan hệ đối tác và các thị

trường xuất khẩu của Việt Nam:

+ Tăng cường mở rộng thị trường các nước phát triển.

Các nước phát triển có nhu cầu nhập khẩu lớn (dân số đơng, thu nhập cao…) và ổn định đối với hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của nước ta. Tuy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các thị trường này đã tăng nhanh trong nhiều năm qua nhưng vẫn cịn nhiều tiềm năng có thể khai thác.

_Thị trường Hoa Kỳ: là thị trường XNK lớn của thế giới nhưng mới được khai

thông quan hệ buôn bán với nước ta. Với việc thực hiện Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ đã và đang tạo ra những đột phá lớn cho nhiều mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam như da giày, may mặc, thuỷ sản… Có thể nói Hiệp định thương mại sẽ làm tăng sức hấp dẫn cũng như mang lại lợi ích cho các doanh nghiệp của hai nước và là cơ hội để hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam dễ dàng tiếp cận với thị trường Mỹ cũng như nhiều thị trường khác thông qua Hiệp định song phương này.

_Thị trường Nhật Bản: Nhật Bản luôn là một trong những đối tác thương mại số

một của nước ta trong những năm vừa qua. Nhưng các chuyên gia kinh tế của Nhật Bản và nước ta đều cho rằng buôn bán giữa hai nước hiện nay vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của hai quốc gia. Chẳng hạn, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vẫn chưa thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, trong khi các mặt hàng cùng loại của nước khác trong khu vực đã chiếm được chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản như gạo, rau quả của Thái Lan.

_Thị trường các nước EU: hiện nay, EU là khu vực thị trường rộng lớn bao gồm

27 nước thành viên có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao và ổn định. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này tăng nhanh liên tục trong những năm gần đây, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam

như giày dép, may mặc thuỷ sản được xuất khẩu sang EU, nhưng nước ta vẫn chưa khai thác được tốt thị trường này, chưa thâm nhập vào các kênh phân phối của EU và chưa tận dụng hết chế độ GSP mà châu Âu dành cho các nước đang phát triển.

Bởi vậy, việc mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường các nước phát triển là hoàn toàn phù hợp với lợi thế và tiềm năng của Việt Nam, phù hợp với yêu cầu hình thành các thị trường chính, chủ yếu cho mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta.

+ Tiếp tục đẩy mạnh quan hệ buôn bán với các nước trong khu vực trên

cơ sở tận dụng các lợi thế của Việt Nam và lợi ích của q trình tự do hố thương mại.

_Lợi thế về vị trí địa lý và thị hiếu tiêu dùng với các nước gần kề biên giới với Việt Nam như Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia, Lào.

_Lợi thế quan hệ buôn bán truyền thống với Trung Quốc và những cơ hội mà tự do hoá thương mại đem lại trong khuôn khổ AFTA và trong tương lai của khu vực mậu dịch tự do ASEAN-Trung Quốc.

_Cơ cấu xuất khẩu của nước ta với từng nước trong khu vực vẫn có thể bổ sung cho nhau.

_Lợi thế của nước nhập siêu trong quan hệ buôn bán với nhiều nước trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Đài Loan, Hồng Kơng, Singapore, ... với tiêu chí cân bằng thương mại với từng nước Chính phủ Việt Nam có thể tăng cường đàm phán ở cấp Nhà nước để các nước trong khu vực ký kết các hợp đồng cấp Chính phủ cho nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực ở Việt Nam, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp có thể đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường này.

+ Mở rộng thị phần với các nước SNG và Đơng Âu đồng thời tích cực tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới

Việc mở rộng buôn bán với các nước SNG và Đông Âu, đứng đầu là nước Nga đối với nước ta trong thời kỳ tới có nhiều tiềm năng to lớn. Nước ta và khu vực thị trường này đã từng là thành viên của Hội đồng tương trợ kinh tế, có quan hệ bn bán truyền thống.Nga là một thị trường lớn có nhu cầu cao với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam, các yêu cầu chất lượng tiêu chuẩn mẫu mã khơng địi hỏi cao như các nước phát triển. Tuy nhiên, do quan hệ buôn bán bị gián đoạn trong nhiều năm giữa hai nước, nên nhiều mặt hàng xuất khẩu vốn là lợi thế của Việt Nam trong nhiều năm trước đây, hiện nay bị các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc và các nước khác chiếm chỗ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do trong thời gian qua hàng hoá của Việt Nam phải cạnh tranh ngang ngửa với hàng hoá của các nước có trình độ phát triển cao hơn ta trên thị trường Nga (như Singapore, Thái Lan, Trung Quốc). Mặt khác, nước ta có đơng đảo thương nhân đang làm ăn sinh sống ở Nga, có thể tận dụng lợi thế này để đẩy mạnh xuất khẩu thông qua đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp trong nước với đội ngũ này tại Nga. Do đó, khả năng mở rộng bn bán với Nga và các nước SNG và Đơng Âu trong thời gian tới là hồn tồn khả quan.

Đồng thời trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, việc tìm kiếm các thị trường xuất khẩu mới ở mọi khu vực địa lý vừa có ý nghĩa thúc đẩy xuất khẩu vừa khắc phục được những rủi ro trong buôn bán quốc tế. Nhiều thị trường mới mở ra trong vài năm gần đây nhưng đã phát triển rất tốt như Australia, New Zealand. Hàng hoá của nước ta cũng đã xuất hiện trên các thị trường Trung Cận Đông, Nam Á, châu Phi và Mỹ Latinh nhưng kim ngạch còn rất nhỏ bé và chủ yếu xuất khẩu qua trung gian. Do đó, đối với các khu vực này, nhiều cơ hội thị trường vẫn còn tiềm ẩn, cần tiếp tục nghiên cứu và khai thác để đẩy mạnh xuất khẩu trong những năm tới.

Theo phương hướng chung đó, Thủ tướng chính phủ đã ban hành Quyết định 2471/QĐ-TTg năm 2011 Phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011-2020, định hướng đến năm 2030. Trong đó, định hướng về cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam được xác định như sau : châu Á chiếm tỷ

trọng khoảng 46%, châu Âu khoảng 20%, châu Mỹ khoảng 25%, châu Đại Dương khoảng 4% và châu Phi khoảng 5%.

Thứ ba, đẩy mạnh phát triển thị trường xuất khẩu theo cả chiều rộng và

chiều sâu. Theo phương hướng này, việc phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều rộng tập trung vào tăng khối lượng xuất khẩu, giá trị gia tăng xuất khẩu, đồng thời mở rộng thị trường về mặt không gian và phạm vi địa lý của các hàng hoá dịch vụ xuất khẩu. Việc phát triển thị trường xuất khẩu theo chiều sâu cần tập trung vào nâng cao chất lượng hàng hoá và dịch vụ, đưa ra thị trường ngày càng nhiều chủng loại có giá trị gia tăng xuất khẩu cao nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Mặt khác, trên cùng không gian địa lý, từng thị trường xuất khẩu cần đẩy mạnh sự hình thành đồng bộ các loại thị trường xuất khẩu như các thị trường xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, vốn, sức lao động, các sản phẩm trí tuệ để bổ sung, hỗ trợ và tạo tiền đề cho nhau phát triển.

Thứ tư, mở rộng và phát triển thị trường xuất khẩu bao hàm cả phát triển thị

trường xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu vào các khu chế xuất… nhằm điều hồ cung - cầu hàng hố dịch vụ xuất khẩu, phân tán rủi ro khi thị trường thế giới bị chấn động đột ngột. Đồng thời, đây cũng là phương hướng khắc phục tư tưởng cực đoan, quá nhấn mạnh và dốc lực vào thị trường ngoài nhưng lại bỏ trống thị trường trong nước với trên 80 triệu dân và sức mua đang được nâng cao khá nhanh.

Tóm lại, chính sách định hướng phát triển thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 phải dựa vào các quan điểm định hướng chiến lược XNK, căn cứ vào phân tích những thách thức cơ hội của xu thế quốc tế hoá thương mại đối với hoạt động XNK của Việt Nam. Định hướng này nhằm tạo ra một cơ cấu XNK có hiệu quả, có sức cạnh tranh cao, trên cơ sở hướng các doanh nghiệp sử dụng các yếu tố nguồn lực và cơ hội thị trường vào các ngành hàng mà Việt Nam có lợi thế.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 57 - 62)