Châu Úc ( Australi a)

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 48 - 49)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.3.5 Châu Úc ( Australi a)

Một trong những bước ngoặt trong quan hệ thương mại giữa hai bên được đánh dấu bởi sự kiện chính phủ hai nước ký thỏa thuận kết thúc đàm phán song phương gia nhập WTO giữa Việt Nam và Australia vào tháng 3/2006. Việc kết thúc đàm phán với Australia - đối tác thương mại lớn của Việt Nam - về việc Việt Nam gia nhập WTO mở ra một thời kỳ mới trong phát triển quan hệ kinh tế và thương mại giữa hai nước. Thỏa thuận này đã giúp cải thiện khả năng tiếp cận thị trường Việt Nam tại những lĩnh vực mà Australia quan tâm, cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam...

Năm 2008, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Australia đạt gần 5,6 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu 4,2 tỉ USD. Các mặt hàng chủ yếu mà Việt Nam xuất khẩu sang thị trường này là dầu thô, thủy sản, hạt điều, đồ gỗ, hàng thủ công mỹ nghệ, cà phê, hàng may mặc, giày dép, cao su, gạo…Trong năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu của hai nước giảm so với năm 2008, chỉ đạt 3,32 tỉ USD, trong đó giá trị xuất khẩu của Việt Nam đạt 2,27 tỉ USD. Năm 2010, kim ngạch thương mại hai bên đạt 4,14 tỉ USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Úc là 2,70 tỉ USD (Vinanet, 2011).

Cho đến nay, người tiêu dùng Australia đã quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và với việc quốc gia này tiếp tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ có thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này. Tuy nhiên, bên cạnh đó cịn có những khó khăn như thị trường hai nước xa cách về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng, doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 48 - 49)