CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM
3.6.4 Thị trường Nhật Bản
Mặc dù đang nỗ lực tái thiết đất nước sau thảm họa động đất, sóng thần nhưng sức tiêu thụ hàng hoá ở Nhật Bản vẫn không giảm, nhất là lĩnh vực lương thực thực phẩm. Thống kê từ Bộ Công Thương, Nhật Bản là nước nhập khẩu nhiều hàng lương thực thực phẩm do chỉ tự cung cấp được khoảng 40% nhu cầu. Trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản, hàng năm nước này nhập 70% hàng nông sản, 20% thuỷ sản và 10% lâm sản (Uyên Hương, 2011). Thời gian tới xu hướng nhập hàng lương thực thực phẩm của Nhật vẫn sẽ tăng nên Việt Nam có nhiều cơ hội tăng xuất hàng thực phẩm sang Nhật.
Hiện nay, chất lượng hàng hoá Việt Nam ngày càng cao khi xuất sang Nhật, nhưng do việc quảng bá còn yếu nên chưa xâm nhập sâu. Vì thế Việt Nam nên có một vài doanh nghiệp thương mại mạnh, chuyên nghiệp, làm đầu tàu xuất khẩu hàng sang Nhật. Các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần nâng cao nhận thức về vai trò của chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng đối khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Nhật Bản. Đồng thời, cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến xuất khẩu tại thị trường này. Về phía Chính phủ, cần có thêm nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư từ doanh nghiệp Nhật Bản, tận dụng được những hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản để tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp hai nước.
3.6.5 Thị trường EU
EU là thị trường rộng lớn và có sức mua cao, tuy nhiên lại có khoảng cách khá xa với Việt Nam.Đây cũng là khu vực thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người.Hàng rào bảo bộ cũng đang được các nước EU dựng lên nhằm bảo hộ cho nền sản xuất của các nước trong khối. Trong giai đoạn 2011-2013, Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan (GSP) với mức thuế suất giảm trung bình 3,5 điểm %, với tỷ trọng mặt hàng đang được hưởng GSP là khoảng 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào EU. EU cũng đang có ý định xem xét và điều chỉnh quy định GSP cho giai đoạn 2013 theo xu hướng giảm ưu đãi cho những nước
có khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện cho doanh nghiệp ở các nước đang phát triển (trong đó có Việt Nam) nâng cao tính cạnh tranh.
Khi xuất khẩu vào thị trường EU, các doanh nghiệp Việt Nam cần tìm hiểu kỹ về thông tin đối tác, nhất là về khả năng thanh toán và tài chính nhằm tránh tình trạng bị trả chậm tiền hàng hoặc vừa xuất hàng thì đối tác tuyên bố phá sản. Doanh nghiệp nên có chiến lược hợp lý giữa xuất khẩu sản phẩm chế biến và sản phẩm thô; chủ động nâng cao chất lượng sản phẩm trước yêu cầu ngày càng khắt khe của EU; tích cực tham vấn các đoàn đàm phán, chuyên gia để được bảo vệ quyền lợi và chuẩn bị khai thác các cam kết, hiệp định thương mại.
Hiện tại, EU không chỉ là thị trường xuất khẩu mục tiêu của Việt Nam mà nhiều nước khác cũng đang đẩy mạnh xuất khẩu vào thị trường này, đòi hỏi sản phẩm phải chất lượng, có tính cạnh tranh cao. Do vậy, các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng hàng hóa, giữ uy tín và mối quan hệ bạn hàng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu cần chú ý đến các thành viên mới gia nhập EU, cố gắng thâm nhập và phát triển xuất khẩu vào các thị trường này.