THỰC TRẠNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1.1 Giai đoạn từ năm 1986 đến năm
Sau năm 1986, Nghị quyết Đại hội VI được quán triệt đến các ngành, các cấp, các cơ sở sản xuất kinh doanh. Chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã bước đầu giải phóng được lực lượng sản xuất, đồng thời tạo ra động lực phát triển mới, phát huy khả năng sáng tạo và nguồn lực trong các tầng lớp nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Cùng với chương trình mục tiêu về hàng lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, chương trình mục tiêu về hàng xuất khẩu là một trong ba chương trình kinh tế trọng điểm của Việt Nam mà Đại hội VI của Đảng đã đề ra.
Trong giai đoạn này, nhờ việc nới lỏng cơ chế quản lý ngoại thương và sự phủ nhận hoàn toàn quan điểm kinh tế khép kín, nền kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng đã có bước tăng trưởng vượt bậc. Nếu như tốc độ tăng trưởng bình quân hằng năm của xuất khẩu giai đoạn 1976-1980 là 11%, giai đoạn 1981-1985 là 15,6% thì trong hai năm đầu đổi mới (1986-1987) đã đạt mức 27%. Riêng năm 1989, mức tăng trưởng là 73,3% so với năm 1988, gần bằng mức tăng của cả giai đoạn 1960-1975. Năm 1990, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt mức 2 tỷ Rúp- Đô la, tăng 21,6% so với năm 1989 và gấp 2 lần so với năm 1988.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này tương đối ổn định. Ba nhóm hàng xuất khẩu chủ lực là nơng - lâm - thủy sản; công nghiệp nặng và khống sản; cơng nghiệp nhẹ, tiểu thủ cơng nghiệp. Trong nhóm hàng nơng sản, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm giá trị và số lượng đáng kể như gạo, thủy sản, chè, cao su, cà phê...
Mặc dù vậy, bước vào những năm 1989-1991, sự tan rã của Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu đã khiến nền kinh tế thế giới phải chịu một cú sốc. Việt
Nam cũng không tránh khỏi bị ảnh hưởng bởi sự kiện này. Nền kinh tế nước ta mất đi chỗ dựa về nguồn vốn viện trợ, nguồn cung cấp các vật tư thiết yếu, đồng thời, hoạt động xuất khẩu cũng mất đi một thị trường lớn tiêu thụ nhiều mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam như đồ da, may mặc, nông, lâm, thủy sản...
Trong bối cảnh thị trường thế giới và thị trường trong nước có nhiều biến động lớn, các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam vừa phải thay đổi để thích nghi với cơ chế mới vừa phải bước đầu tìm kiếm vị trí trên thị trường. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp này cịn phải tổ chức và sắp xếp lại cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp. Vì vậy phần lớn các doanh nghiệp tìm cách chạy theo thương vụ và bị cuốn vào vịng xốy của thị trường mà chưa thể xác định được chiến lược sản xuất- kinh doanh trong dài hạn.
Căn cứ vào tình hình trên, Đảng và Nhà nước ta đã tiến hành đổi mới, hoàn thiện hơn nữa cơ chế quản lý và chính sách đối ngoại theo hướng “đa dạng hóa và đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại” với phương châm: “Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước trong khu vực”.
Mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn, nhưng với nhiều giải pháp tích cực, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam đã dần đi vào ổn định và đạt được kết quả khả quan như sau:
Bảng 2.1 : Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam từ năm 1990 đến năm 2000
Năm KNXK ( triệu USD) Tăng trưởng xuất
khẩu (%) 1990 2400 - 1991 2078 -13,2 1992 2580 23,7 1993 2985 15,7 1994 4054 35,8 1995 5449 34,4 1996 7256 33,2 1997 9185 26,6 1998 9361 1,9 1999 11542 23,3 2000 14308 24
Nguồn: Niên giám thống kê các năm
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ châu Á năm 1997 đã khiến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam một lần nữa phải đối mặt với khó khăn. Nguyên nhân là do Đông Bắc Á và Đông Nam Á, hai thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam suy yếu về kinh tế, nhu cầu nhập khẩu giảm đáng kể, đồng tiền mất giá dẫn đến giá hàng xuất khẩu giảm mạnh, cạnh tranh với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Vì vậy, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 1998 sụt giảm mạnh và chỉ đạt mức 1,9%.
Bước sang năm 1999, thị trường Đông Bắc Á phục hồi lại sức mua và một số mặt hàng tăng giá trở lại ( dầu thô, hạt điều, hạt tiêu…) thì tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam được phục hồi, đạt mức 23.3%. Tăng trưởng xuất khẩu năm 2000 vẫn ổn định và duy trì ở mức cao (24%).
2.1.2 Giai đoạn 2001-2011
Bảng 2.2: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2000-2011
Năm Kim ngạch xuất khẩu (tỷ USD )
Tốc độ tăng xuất khẩu (%) 2001 15,1 4,5 2002 16,5 9,28 2003 19,843 18,8 2004 24,1 15,7 2005 32 21,6 2006 39,6 34,4 2007 48 20,5 2008 62,906 26,6 2009 56,6 -1,9 2010 70.8 24 2011 96,3 33 Nguồn : Tổng cục thống kê
So với năm 2000, mức độ tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam năm 2001 lại giảm mạnh (chỉ đạt mức 4,5%) do kinh tế thế giới rơi vào tình trạng suy thối. Thêm vào đó, cuộc khủng bố tấn cơng ngày 11/9/2001 ở Mỹ đã có tác động xấu tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, vụ khủng bố này đã làm KNXK của Việt Nam thiệt hại gần 2 tỷ USD và tiếp tục gây ảnh hưởng tới những năm tiếp theo.
KNXK năm 2002 đạt 16,5 tỷ USD, tăng gần 10% so với năm 2001. Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đều có KNXK tăng. Ba mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, vượt ngưỡng 2 tỷ USD là dầu thô trên 3,2 tỷ USD, may mặc 2,7 tỷ USD và thủy sản trên 2 tỷ USD (Thông tấn xã Việt Nam, 2002). Đây là kết quả của việc áp dụng các chính sách chỉ đạo thơng thống của chính phủ, các chính sách tín dụng ưu đãi xuất khẩu, miễn giảm các loại phí và lệ phí cùng với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, xúc tiến thương mại…Đây cũng là năm mà nhiều doanh nghiệp tăng cường đầu tư, tiếp nhận công nghệ mới, hợp
lý hóa tổ chức sản xuất, kinh doanh, cải tiến mẫu mã, tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, tạo sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu của Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Năm 2003, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều kết quả to lớn, thể hiện qua KNXK tăng ở mức 18,8% so với năm 2002. Trong số các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu, chỉ riêng bốn mặt hàng xuất khẩu chủ lực là dầu thơ, dệt may, da giày, thủy sản đã đóng góp vào tổng kim ngạch 11,82 tỷ USD, xấp xỉ 60% tổng kim ngạch). Đối với các mặt hàng nông sản, trong khi rau quả, chè, lạc, hạt tiêu là bốn nhóm hàng hóa xuất khẩu bị giảm sút về kim ngạch (giảm nhiều nhất là chè và rau quả - gần 30%), các mặt hàng nơng sản khác vẫn tiếp tục duy trì được mức tăng trưởng xuất khẩu khá cao: cà phê (41,7%), điều (36,1%), cao su (43,1%) mà lý do chính là do giá cả trên thế giới đang tăng so với năm 2002 (trừ hạt điều) ( Việt Báo, 2003).
Xuất khẩu của Việt Nam năm 2005 phải đối mặt với rất nhiều khó khăn. Giá dầu thơ trên thế giới tiếp tục tăng, gây sức ép khiến giá dầu ở thị trường trong nước cũng phải tăng theo, điều này dẫn đến chi phí sản xuất nhiều mặt hàng xuất khẩu bị đội lên. Bên cạnh đó, hàng loạt vụ kiện chống án phá giá của EU, Mỹ đối với Việt Nam cũng đã ghìm chân đáng kể tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của các mặt hàng trọng điểm như giầy da, cá tra, cá basa…Có thể nói, dù khó khăn, cản trở lớn như vậy, song hoạt động xuất khẩu vẫn đạt được những kết quả đáng khen ngợi. 7 mặt hàng là dầu thô, dệt may, da giầy, thủy sản, đồ gỗ, linh kiện điện tử và gạo đã có giá trị xuất khẩu đạt từ 1,3 đến 8 tỷ USD, góp phần quyết định đưa tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2005 lên 32 tỷ USD (Minh Tuấn, 2005).
Kết quả 5 năm (2001-2005) thực hiện chiến lược phát triển xuất khẩu của Việt Nam cho thấy, KNXK đã tăng nhanh cả về giá trị và tốc độ. Đặc biệt, hầu hết chỉ tiêu tăng trưởng xuất khẩu đều đạt và vượt mục tiêu chiến lược phát triển xuất khẩu giai đoạn 2001-2010. Trong đó, tỷ trọng KNXK hàng hóa trong
giá trị tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng từ 44,7% năm 2000, lên 61,3% năm 2005 ( Trọng Hà, 2006).
Về cơ cấu hàng hóa xuất khẩu, đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng nhóm hàng chế biến và chế tạo. Năng lực sản xuất và giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng như dệt may, giày dép, thủy sản được mở rộng. Nhiều mặt hàng như sản phẩm gỗ, điện tử và linh kiện máy tính, dây điện và cáp điện, sản phẩm nhựa đạt tốc độ tăng trưởng cao. Đây là những mặt hàng đang và sẽ là hạt nhân quan trọng trong hệ thống hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam những năm tới. Bên cạnh đó, cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam cũng có nhiều chuyển dịch tích cực.
Bước sang giai đoạn 2006-2011, hoạt động xuất nhập khẩu đã đạt được những bước tiến mạnh nhờ việc Việt Nam tham gia các tổ chức quốc tế như: Tháng 1/2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Tiếp đó là đàm phán FTA song phương với EU, Nhật Bản, Chi Lê được khởi động và thu được những kết quả quan trọng. Đến tháng 12/2008, Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Nhật Bản được ký kết.
Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu thời kỳ 2006 - 2010 đạt 56 tỷ USD/năm, bằng 2,5 lần thời kỳ 2001 - 2005 và tăng 17,2%/năm. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng ngày càng tăng, từ 4 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD năm 2006 tăng lên 8 mặt hàng năm 2010. Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu cao trong giai đoạn này. Cụ thể, hàng dệt may đứng đầu với bình quân 8,6 tỷ USD/năm, tăng mạnh so với 3,5 tỷ USD của giai đoạn 2001-2005; giày dép đạt 4,3 tỷ USD/năm, tăng so với 2,3 tỷ USD/năm của thời kỳ trước. Hải sản đạt 4,2 tỷ USD/năm, giai đoạn trước là 2,2 tỷ USD/năm. Kim ngạch gạo xuất khẩu tăng mạnh với mức tăng 17,9%/năm. Riêng dầu thô xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010 giảm đáng kể do tăng tăng nguồn nguyên liệu cung cấp cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất, thay thế dần hàng nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu dầu thô giai đoạn này chiếm 13,7% tổng kim ngạch xuất khẩu, giảm nhiều so với 21% của thời kỳ trước (Tổng cục Thống kê, 2012).
Nói tóm lại, cho đến nay, sau khi trải qua nhiều thuận lợi cũng như khó khăn, xuất khẩu của nước ta đã có những bước phát triển vượt bậc song vẫn còn tồn tại nhiều nhân tố chưa thực sự bền vững, địi hỏi phải có định hướng, kế hoạch phát triển đúng đắn.