Những mặt tồn tạ

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 50 - 51)

THỰC TRẠNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY

2.4.2Những mặt tồn tạ

Tuy cơ cấu thị trường xuất khẩu đã có sự cải thiện đáng kể nhưng vẫn cịn tồn tại những vấn đề sau :

_ Mặc dù cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đã có sự chuyển biến nhưng chưa thật sự đa dạng hóa. Tại từng thời kỳ, kim ngạch xuất khẩu của chúng ta đều chỉ tập trung vào một số ít thị trường. Tổng KNXK sang nhóm thị trường gồm EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Australia luôn chiếm khoảng 70% tổng KNXK của cả nước. Tuy tỷ trọng này giảm dần thể hiện sự đa dạng hóa hơn trong cơ cấu thị trường nhưng vẫn còn quá lớn, dẫn tới sự phụ thuộc của xuất khẩu nước ta vào một số thị trường xuất khẩu lớn.

_ Một số thị trường chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thị trường hiện nay lại có những rào cản về kỹ thuật, mơi trường sinh thái, xã hội, gây khơng ít khó khăn cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam khi xâm nhập vào những thị trường này. Vụ kiện chống bán phá giá cá tra, basa của Hoa Kỳ là một bài học cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

_ Xuất khẩu của Việt Nam phụ thuộc quá nhiều vào thị trường châu Á và Hoa Kỳ. Do vậy, mỗi khi có sự biến động ở các thị trường này thì hoạt động xuất khẩu của Việt Nam lại phải chịu ảnh hưởng không nhỏ.

_ Việc chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam cịn có phần bị động, chịu nhiều ảnh hưởng từ bên ngoài. Tiêu biểu như khi chế độ XHCN ở Liên Xô

và các nước Đông Âu bị sụp đổ vào năm 1991 hay cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở châu Á diễn ra năm 1998, hoạt động xuất khẩu của nước ta gặp khó khăn khi hàng hóa xuất khẩu vào các thị trường này thì chúng ta mới đi tìm kiếm các thị trường khác.

_ Những chính sách xúc tiến xuất khẩu của Chính phủ chưa có tác động mạnh trong việc điều chỉnh cơ cấu thị trường. Các hoạt động trong chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm có xu hướng định hướng chuyển dịch cơ cấu mặt hàng nhiều hơn cơ cấu thị trường. Từ năm 2009, Chính phủ mới bắt đầu có những chính sách tác động mạnh và trực tiếp đến cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 50 - 51)