THỰC TRẠNG CƠ CẤU THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.3.4 Thị trường châu Ph
Châu Phi được đánh giá là một thị trường lớn, giàu tiềm năng, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngồi, đặc biệt là trong lĩnh vực cơng nghiệp và nơng nghiệp. Thị trường này có nhu cầu phong phú về chủng loại hàng hóa, trong khi yêu cầu về chất lượng và mẫu mã sản phẩm không quá khắt khe.
Cùng với chính sách thúc đẩy quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước Châu Phi và sự năng động của các doanh nghiệp trong việc khai thác các
thị trường mới, kim ngạch buôn bán Việt Nam - Châu Phi đã có bước tăng trưởng nhanh.
Bảng 2.9: Kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang Châu Phi và tỷ trọng trong tổng kim ngạch của cả nước
Năm Tổng kim ngạch XNK (triệu USD) Tỷ trọng (%) Kim ngạch xuất khẩu (triệu USD) Tỷ trọng(%) 1991 15,5 0,35 13,3 0,64 1996 39,6 0,22 26,7 0,37 2001 218,1 0,70 174,9 1,16 2002 196,2 0,54 126,9 0,76 2003 372,4 0,82 229,1 1,14 2004 577,8 0.99 407,5 1,54 2005 911,4 1,30 647,5 2 2006 832 1,02 610 1,5 2007 1007,8 0,9 683,5 1,4 2008 1420,5 1,41 1202 1,55 2009 1778,6 1,73 1572 1,63 2010 2012 1,9 1780 2,2 2011 3969 3,8 3400 3,5
Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam
Theo bản tin của Thương vụ Việt Nam (2012), năm 2011, xuất khẩu của nước ta sang châu Phi ước đạt 3,4 tỷ USD, tăng 91% so với năm 2010. Tuy nhiên, so với tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, xuất khẩu sang châu Phi chỉ chiếm 3,5%. 6 thị trường có kim ngạch xuất khẩu từ 100 triệu USD trở lên gồm Nam Phi, Ai Cập, Senegan, Bờ Biển Ngà, Ghana và Angieri. Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu sang Nam Phi đạt 1,86 tỷ USD, tăng 277% so với năm 2010, trong đó đá quý và kim loại quý đạt tới 1,5 tỷ USD, điện thoại và linh kiện đạt 106,8
triệu USD, giày dép các loại 61,87 triệu USD, máy vi tính, sản phẩm và linh kiện 29,38 triệu USD…Kim ngạch xuất khẩu sang Ai Cập đạt 256,3 triệu USD, tăng 46%. Trong đó, hàng thủy sản chiếm 62,86 triệu USD, hạt tiêu 31,51 triệu USD, xơ, sợi dệt các loại 31,23 triệu USD...
Kim ngạch xuất khẩu sang Senegan đạt 190,2 triệu USD tăng 136% so với năm 2010, trong đó gạo chiếm 169,7 triệu USD, phương tiện vận tải và phụ tùng 11,2 triệu USD. Bất chấp tình hình bất ổn chính trị vào những tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Bờ Biển Ngà vẫn đạt 146,5 triệu USD, tăng 9% so với năm 2010, trong đó gạo chiếm tới 138,8 triệu USD. Kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Ghana đạt 120,3 triệu USD, tăng 22%, trong đó gạo chiếm 77 triệu USD, hàng dệt may 7 triệu USD. Angieri với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 100,4 triệu USD, tăng 32% so với năm 2010, trong đó cà phê chiếm 51,4 triệu USD, gạo 19,7 triệu USD… Một số thị trường có kim ngạch xuất khẩu giảm như Angola chỉ đạt 68 triệu USD, giảm 39%, Nigeria đạt 70,5 triệu USD, giảm 36% so với năm trước trước đó (Thương vụ Việt Nam, 2012)
Các mặt hàng xuất khẩu truyền thống khác vào Châu Phi là giày dép, hạt tiêu, cao su… Những năm gần đây, ta đã xuất khẩu thêm các sản phẩm điện- điện tử, cơ khí, đồ nhựa, sản phẩm gỗ, xe máy và linh kiện, phụ tùng xe máy, thuốc lá điếu, hàng rau quả, bột gia vị, bột ngọt, đồ chơi trẻ em, mỳ ăn liền, sữa và sản phẩm sữa, xe đạp… tuy nhiên giá trị xuất khẩu chưa cao.
Nhìn chung các mặt hàng xuất khẩu của nước ta hiện nay đang chịu sự cạnh tranh quyết liệt từ phía các nước trong khu vực như Thái Lan, Malayxia, Ấn Độ và nhất là Trung Quốc. Một số thăm dò của các doanh nghiệp cho thấy hàng Trung Quốc nhiều khi rẻ hơn ta từ 1,5 - 2 lần, rất phù hợp với sức mua của người tiêu dùng bình dân ở Châu Phi.
Nhìn vào cơ cấu mặt hàng xuất khẩu sang Châu Phi có thể thấy diện mặt hàng xuất khẩu còn hẹp và đơn điệu, tập trung vào một số mặt hàng như nông sản, giày dép, dệt may...
Trong khi đó, tại các nước Châu Phi, hàng hố rất thiếu thốn. Thực tế ta chưa khai thác hết các mặt hàng Châu Phi có nhu cầu lớn như đồ điện, điện tử, đồ gia dụng, hàng tiêu dùng, thực phẩm, thực phẩm chế biến, đồ hộp, sản phẩm cơ khí nơng nghiệp, sản phẩm nhựa, xe máy, xe đạp và phụ tùng, đồ chơi trẻ em, dược phẩm, thuốc chống sốt rét, màn chống muỗi... Đây là những mặt hàng ta có thế mạnh và hồn tồn có khả năng xuất khẩu sang Châu Phi.