Thị trường ASEAN

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 67 - 70)

CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM

3.6.1 Thị trường ASEAN

Vì Việt Nam là một thành viên của ASEAN nên gặp rất nhiều thuận lợi khi xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia thuộc khu vực này. Do được hưởng ưu đãi về thuế, vị trí địa lý tương đối thuận lợi, yêu cầu của thị trường nhập khẩu không quá khắt khe và phù hợp với nhiều doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, KNXK hàng hóa của Việt Nam sang khu vực ASEAN có khả năng tăng trưởng trong thời gian tới. Để tăng cường xuất khẩu sang thị trường này trong những năm tới, Việt Nam cần chú trọng trong phát triển thương mại nội ngành, nghĩa là Việt Nam và các nước ASEAN sẽ cùng xuất khẩu và nhập khẩu một loại sản phẩm nhưng chun mơn hóa vào những phân loại nhỏ hơn. Ngoài ra, nước ta cũng cần phải chú trọng hợp tác với các nước ASEAN thông qua việc phát triển công

nghiệp hỗ trợ để hình thành mạng lưới sản xuất ASEAN. Nhà nước cần phải tăng cường phổ biến kiến thức và hỗ trợ thông tin cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua việc tổ chức các cuộc hội thảo, đào tạo, giới thiệu về thị trường các nước trong khối ASEAN, giới thiệu nhữn ưu đãi, thuận lợi cũng như những khó khắn mà các doanh nghiệp gặp phải khi xuất khẩu hàng hóa sang các quốc gia này. Việt thực hiện đầy đủ các cam kết theo CEPT/AFTA đã tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa của nước ta khi xuất khẩu sang ASEAN. Các doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

3.6.2 Thị trường Hoa Kỳ

Hoa Kỳ từ lâu được biết đến là thị trường có mức bảo hộ cao và mức bảo hộ này ngày càng tăng lên sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu. Để xuất khẩu hiệu quả vào thị trường khó tính này, Nhà nước ta cần có những biện pháp kịp thời để ngăn chặn và chống lại việc bán phá giá, trợ giá và tham gia vào việc giải quyết tranh chấp thông qua luật lệ của WTO. Để làm được điều này, chúng ta cần tiếp tục vận động Hoa Kỳ dành GSP cho Việt Nam và cập nhật các thơng tin về động thái của chính quyền mới liên quan đến các luật mới của Hoa Kỳ.

Về phía các doanh nghiệp,các doanh nghiệp sản xuất nên thiết kế và đóng gói sản phẩm để tiết kiệm thể tích, phải tăng giá trị hàng hóa để chi phí vận tải trên giá trị hàng hóa trở thành nhỏ nhất.Ngồi ra, cần nâng cao chất lượng, chú ý đến giá cả nhưng một vấn đề không nhỏ là khắc phục những yếu tố về mẫu mã, bao bì, nhãn hiệu sản phẩm mà hàng hóa Việt Nam xuất khẩu sang thi trường này cịn yếu. Doanh nghiệp nên sử dụng Thương mại điện tử trong khi thực hiện kinh doanh với các doanh nghiệp Hoa Kỳ bởi đây sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp hóa giải được nhiều rào cản thương mại nhất.

Bên cạnh đó, cần có những biện pháp cụ thể và hiệu quả về phát triển sản xuất và tăng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, đẩy mạnh đàm phán mở rộng thị trường, đồng thời hỗ trợ doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường sự hiện diện các phái đoàn thương mại nhằm bảo vệ quyền lợi

doanh nghiệp Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu hàng tiêu dùng vào Hoa Kỳ cần quan tâm đến các tiêu chuẩn, quy định mới của nước này. Thời gian qua, Hoa Kỳ đã ban hành nhiều đạo luật liên quan đến các tiêu chuẩn an toàn quy định về hàng hóa xuất khẩu vào thị trường nước này nhưng do chưa hiểu hết các quy định nên một số nhà xuất khẩu Việt Nam gặp khơng ít khó khắn khi xuất khẩu vào quốc gia này.

3.6.3 Thị trường Trung Quốc

Vấn đề nổi cộm trong quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc hiện nay là mất cân bằng về cán cân thương mại bởi Việt Nam đang nhập siêu lớn từ nước này. Một trong những biện pháp quan trọng giảm bớt tình trạng nhập siêu lớn của Việt Nam hiện nay là đẩy mạnh xuất khẩu.Trung Quốc vẫn là thị trường có tiềm năng lớn cho xuất khẩu của Việt Nam. Với quy mơ dân số gần 1,4 tỷ người, tăng trưởng bình quân đạt 9,3%/năm, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng bình quân 20,8%/năm và thu nhập bình quân đầu người trên 3.000USD/năm. Năm 2008, Trung Quốc nhập khẩu 1.130 tỷ USD nhưng nhập khẩu từ Việt Nam chỉ 4,536 tỷ USD, chiếm tỷ trọng rất nhỏ (0,4%) trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc. Điều này cho thấy dung lượng thị trường nhập khẩu Trung Quốc còn rất lớn đối với việc xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang thị trường này. Để thúc đẩy xuất khẩu sang thị trường này, các chuyên gia thương mại đã đưa ra 5 giải pháp: đẩy mạnh đầu tư xây dựng các bến bãi, khu kiểm hoá tại các khu vực cửa khẩu biên giới; đẩy nhanh tiến độ xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại tại các khu vực cửa khẩu biên giới như kho tàng, chợ biên mậu, khu gia công chế xuất, phân loại đóng gói hàng hố xuất khẩu; cung cấp thơng tin về thị trường, cơ chế, chính sách của Trung Quốc; hướng các doanh nghiệp xuất nhập khẩu qua các cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính để đảm bảo ổn định và tránh được những rủi ro do chính sách biên mậu của Trung Quốc thay đổi; nghiên cứu xây dựng hệ thống dịch vụ phân phối biên mậu để đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá vào sâu trong nội địa của Trung Quốc (canthopromotion.vn, 2012).

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 67 - 70)