Các giải pháp của Nhà nước

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 62 - 64)

CỦA VIỆT NAM ĐẾN NĂM

3.5.1 Các giải pháp của Nhà nước

+ Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp để tạo cơ sở điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu.

Để thực hiện được điều này, Chính phủ phải tiếp tục tiến hành đàm phán thương mại (song phương, đa phương, khu vực) bao gồm đàm phán mở cửa thị trường mới, đàm phán để tiến tới thương mại cân bằng với những thị trường mà Việt Nam thường xuyên nhập siêu, đàm phán để thống nhất các tiêu chuẩn vệ sinh, kỹ thuật và đàm phán để nới lỏng các hàng rào phi thuế quan. Bên cạnh đó, cần phải rà sốt lại hệ thống pháp luật, điều chỉnh, bổ sung, xây dựng mới những chính sách kinh tế, cơ chế quản lý của Nhà nước để phù hợp với thông lệ quốc tế, trước hết là các định chế của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), tạo mơi trường pháp lý thơng thống, vững chắc, đồng thời ban hành các văn bản luật điều chỉnh các mối quan hệ mới phát sinh.

+ Điều tiết nguồn cung, điều tiết tiến độ xuất khẩu, đặt ra những mục tiêu, chiến lược phát triển thị trường hợp lý.

Những biện pháp điều tiết này phải tác động hữu hiệu tới các doanh nghiệp để tránh tình trọng các doanh nghiệp tập trung quá mức vào một số thị trường mà quên đi các thị trường khác.

+ Hình thành các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu

Những hình thức đẩy mạnh tổ chức hỗ trợ xuất khẩu bao gồm việc thành lập những tổ chức đẩy mạnh xuất khẩu, giúp đỡ cho việc tiếp thị xuất khẩu và hỗ trợ cho các công ty thương mại. Kinh nghiệm một số nước làm tốt công tác thành lập các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu như Trung Quốc đã thành lập hội đồng xúc tiến mậu dịch quốc tế, ở Ấn Độ thành lập 19 hội xúc tiến xuất khẩu đảm trách công tác đẩy mạnh và mở rộng xuất khẩu theo từng nhóm sản phẩm khác nhau. Các tổ chức hỗ trợ xuất khẩu tập trung đưa ra các giải pháp mang tính khả thi để tạo điều kiện cho các nhà xuất khẩu có những điều kiện dễ dàng như:

hỗ trợ ngoại tệ cho các cơng ty xuất khẩu thơng qua các hình thức cho vay với lãi suất ưu đãi, cấp các thủ tục đặc biệt, đầu tư vào một số công ty mậu dịch quốc tế, tổ chức trao đổi giữa các nhà hoạch định chính sách với các nhà xuất khẩu để thống nhất mục tiêu xuất khẩu.

+ Tăng cường công tác thông tin thị trường và xúc tiến xuất khẩu

Để có thể thâm nhập thị trường, nhất là những thị trường mới, việc nắm bắt được thông tin về thị trường là rất quan trọng và cần thiết. Ngay ở những thị trường truyền thống, việc thường xuyên tìm hiểu và cập nhật thông tin là không thể bỏ qua. Để thực hiện được điều này, vai trò của các hệ thống thương vụ, đại diện tương mại Việt Nam ở thị trường nước ngồi hay nguồn thơng tin từ các đại sứ quán Việt Nam là rất to lớn. Hiện nay, Trung tâm thông tin thương mại (Bộ Cơng thương), phịng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và một số tổ chức khác đã đảm nhiệm việc thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp các thông tin kinh tế- thương mại để phục vụ các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp kinh doanh.

Thời gian qua, hoạt động xúc tiến thương mại đã đạt được nhiều kết quả đáng kể. Các tổ chức xúc tiến thương mại và các hiệp hội ngành hàng đã có sự liên kết chặt chẽ với nhau dưới sự quản lý của Cục xúc tiến thương mại (Bộ Cơng thương), nhờ đó, hoạt động xúc tiến thương mại được triển khai và có trọng điểm. Trong tình hình hiện nay, Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại theo hướng vừa tăng cường sức mạnh hệ thống, vừa nâng cao trình độ chun mơn hóa hoạt động xúc tiến thương mại. Ngoài ra, chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa vai trò và hiệu quả trong tổ chức và quản lý hoạt động xúc tiến thương mại của Cục xúc tiến thương mại.

+ Xây dựng cơ chế dự phòng và cảnh báo sớm đối với các vụ kiện phòng vệ thương mại.

Khi trở thành thành viên của WTO, Việt Nam đã được hưởng một mơi trường mậu dịch hồn tồn tự do. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta phải quen dần với những rào cản kỹ thuật và nguy cơ bị kiện chống bán phá giá của các quốc gia nhập khẩu. Do đó, Việt Nam cần phải xây dựng cơ chế dự phòng

và cảnh báo sớm đối với các vụ kiện phịng vệ thương mại. Việc này địi hỏi cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và hệ thống cơ quan đại diện thương mại, các trung tâm thương mại của Việt Nam ở nước ngoài. Các cơ quan đại diện thương mại và các trung tâm thương mại cần thường xuyên cập nhật thơng tin về tình hình thị trường nước sở tại.

Một phần của tài liệu Định hướng chuyển dịch cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2020 (Trang 62 - 64)