Một trong những mục tiêu mà Việt Đức cần hướng tới trong thời gian tới về mặt quản lý là phải xây dựng được hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn ISO. Đây là một điều kiện cần thiết và là một vũ khí cạnh tranh quan trọng mà Việt Đức cần phải có để phát triển trong một thị trường cạnh tranh gay gắt như Việt Nam. Nguồn nhân lực của một công ty sẽ quyết định sự thành bại của Công ty đó trong bất kỳ lĩnh vực nào.
Trong xu thế hội nhập và phát triển, ngoài vấn đề vốn, công nghệ, thiết bị hay áp dụng những mô hình sản xuất, quản lý, xây dung hệ thống chất
lượng… thì nguồn nhân lực chính là cơ sở quan trọng để Việt Đức chủ động xây dựng các chính sách, chiến lược nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường. Công ty Việt Đức coi con người là tài sản quý giá nhất và là yếu tố căn bản trong việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược lâu dài đã đề ra.
Với đội ngũ cán bộ, công nhân viên có tuổi đời trẻ, đa phần tốt nghiệp các trường Đại học, Cao đẳng và THCN đã trải qua kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý và kỹ năng chuyên môn cao, đang tích cực làm việc trong mọi vị trí như tư vấn, thiết kế, thi công công trình, chăm sóc khách hàng… và các vị trí khác trong Công ty.
Để tăng năng lực cạnh tranh, Công ty không ngừng tập trung vào việc nâng cao kỹ năng chuyên môn cho cán bộ công nhân viên bằng việc tổ chức các khoá đào tạo chuyên sâu, cử cán bộ công nhân viên tham dự các lớp học đào tạo chuyên ngành, nghiệp vụ nhằm đáp ứng yêu cầu đa dạng của Khách hàng.
Các phòng ban của công ty có liên quan đến hoạt động, phát triển chiến lược Marketing
+ Phòng đầu tư và phát triển:
- Đầu tư và phát triển đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, có năng lực, trình độ chuyên môn cao trở thành lực lượng lòng cốt của công ty.
- Nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ mới phù hợp với các chiến lược sản xuất, kinh doanh và phát triển của công ty.
- Thiết lập và hợp tác lâu dài với các trường học nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cho công ty.
+ Phòng kinh doanh dự án:
- Tổ chức và xây dựng việc sử dụng sản phẩm Việt Đức cho các dự án trên toàn quốc thông qua việc tư vấn, giới thiệu với chủ đầu tư, nhà thầu xây dựng hoặc là đơn vị tư vấn thiết kế.
- Thực hiện việc tổ chức bán hàng, phục vụ khách hàng nhằm đáp ứng kịp thời mọi yêu cầu về hàng hóa từ các dự án.
- Xây dựng và phối hợp với các phòng ban liên quan để triển khai chính sách của công ty.
- Tham mưu cho ban giám đốc.
+ Phòng thiết kế – phát triển sản phẩm:
- Đáp ứng thiết kế và mẫu mã cho khách hàng. - Hoạch định chiến lược phát triển mẫu thiết kế mới.
- Phối hợp với phòng công nghệ xây dựng công nghệ sản xuất sản phẩm mới. - Tham mưu cho họat động duyệt mẫu về việc phát triển các mẫu sản phẩm có công nghệ mới hiện đại.
+ Phòng Marketing:
- Thu thập thông tin của đối thủ cạnh tranh, nắm bắt biến động của thị trường nhằm có biện pháp đối phó kịp thời, tham mưu cho ban giám đốc các chính sách marketing phù hợp.
- Tổ chức hội nghị khách hàng, điều hành công tác tham gia hội chợ, triển lãm.
- Tổ chức tham gia chương trình quảng cáo, khuyến mãi, PR cho công ty. + Phòng phát triển kinh doanh:
- Tổ chức và phát triển hệ thống phân phối tiêu thụ sản phẩm
- Tổ chức triển khai các chình sách, kế hoạch kinh doanh của công ty. - Phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức huấn luyện, đào tạo về kiến thức, kỹ năng, mghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh sản phẩm của công ty.
- Tham mưu cho ban lãnh đạo.
Nhân viên kinh doanh là một yếu tố trong mối quan hệ giữa công ty và khách hàng. Các nhân viên kinh doanh này hỗ trợ kinh doanh cho khách hàng,
triển khai các chính sách kinh doanh, chăm sóc khách hàng mua sỉ cũng như mua lẻ, thực hiện doanh số chỉ tiêu công ty đưa ra.
- Hỗ trợ công ty trong các chương trình trưng bày hàng
- Nắm bắt được thông tin khách hàng, thị trường chính xác nhanh chóng ( thông qua các báo cáo của nhân viên)
- Xây dựng mối quan hệ tốt giữa công ty và khách hàng
- Quản lý đạt doanh số trong khu vực của mình, điều đó gây áp lực rất lớn cho nhân viên.
Với áp lực doanh số dẫn đến tình trạng nhân viên sẽ hạn chế mở rộng ra những khách hàng mới hầu như chỉ dựa vào mối quan hệ với các khách hàng cũ để chạy doanh số, nên sẽ có một số khách hàng sẽ bị nhân viên kinh doanh sao nhãn không quan tâm do năng lực kém hoặc mối quan hệ không tốt, nhân viên không chú trọng đến vấn đề hỗ trợ cho những khách hàng đó cải thiện tình hình kinh doanh. Nhân viên rất thụ động trong việc tìm khách hàng, đa phần các khách hàng mua hàng với số lượng lớn đều là do họ tự tìm đến theo danh tiếng của công ty. Những khách hàng như thế tùy theo công trình của họ ở khu vực sẽ giao cho nhân viên kinh doanh khu vực đó giao dịch.