Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 83 - 85)

5 Thực hiện chế độ chính

3.2.5. Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo

3.2.5.1. Mục tiêu của giải pháp

Kiểm tra đánh giá là một bộ phận không thể tách rời của quá trình đào tạo, là một bộ phận quan trọng của quản lý giáo dục và là công cụ hành nghề quan trọng của mỗi giáo viên. Công tác kiểm tra đánh giá nhằm phát huy nhân tố tích cực, ngăn chặn xử lý các sai phạm yếu kém, hạn chế, giúp nhà quản lý nắm bắt kịp thời, đầy đủ thông tin để điều khiển tối ưu mọi hoạt động của nhà trường.

Mục tiêu của giải pháp là tăng cường đổi mới công tác kiểm tra đánh giá để có sự điều chỉnh kịp thời, tạo ra tính đồng bộ quá trình quản lý đào tạo, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý đào tạo.

3.2.5.2. Nội dung của giải pháp

a, Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá trong nội bộ nhà trường + Kiểm tra hoạt động giảng dạy của giảng viên: kiểm tra thực hiện nội dung chương trình đào tạo. Việc thực hiện phương pháp kiểm tra, đánh giá phải gắn chặt với nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy.

+ Kiểm tra việc soạn bài giảng, kế hoạch bài giảng, đề cương chi tiết, tài liệu học tập của giảng viên: nội dung bài giảng cần đảm bảo đúng theo chương trình khung đã được ban hành. Mục tiêu bài giảng chính xác. Xác định được phương pháp giảng dạy phù hợp với từng đối tượng học sinh sinh viên, phát huy tính chủ động, tích cực của học sinh sinh viên.

+ Kiểm tra các hoạt động giảng dạy trên lớp: tăng cường kiểm tra các hoạt động giảng dạy của giảng viên, qua đó kiểm tra được việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình, kế hoạch, phương pháp của giảng viên. Nội dung kiểm tra trên lớp bao gồm: Tổ chức, nề nếp, kỷ luật lớp học.

Kiểm tra đảm bảo nội dung bài giảng, mục tiêu, kế hoạch bài giảng. Kiểm tra việc vận dụng các phương pháp giảng dạy khác nhau đối với từng môn học, đánh giá năng lực truyền đạt kiến thức của giảng viên và kết quả tiếp thu của học sinh sinh viên.

b, Kiểm tra đánh giá

Kiểm tra đánh giá hiệu quả của việc sử dụng cơ sở vật chất, máy móc, trang thiết bị phục vụ giảng dạy học tập, nghiên cứu khoa học.

c,Thực hiện công tác kiểm tra đánh giá từ bên ngoài nhà trường. Hình thức đánh giá ngoài là quá trình khảo sát, đánh giá của các chuyên gia bên ngoài nhà trường, dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá để xác nhận tính xác thực và khách quan toàn bộ hoạt động nhà trường.

3.2.5.3 Tổ chức thực hiện

Công tác kiểm tra đánh giá công tác đào tạo có thể tiến hành thường xuyên, định kỳ theo kế hoạch hoặc đột xuất. Để thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá cần phải thực hiện theo các bước sau:

Thành lập ban kiểm tra đào tạo trong đó Hiệu trưởng giữ nhiệm vụ trưởng ban, thành viên được lựa chọn trong đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên có trách nhiệm, có năng lực trong nhà trường.

Căn cứ vào tình hình thực tế, kế hoạch năm học, xây dựng tiêu chuẩn và kế hoạch kiểm tra đánh giá sát thực tiễn, đảm bảo tính thường xuyên, liên tục. Xây dựng nội dung, mục đích kiểm tra: kiểm tra cái gì? Tiêu chuẩn ra sao? Kế hoạch kiểm tra như thế nào? Sử dụng hình thức và phương pháp nào? Thời gian và địa điểm kiểm tra…

Tiến hành kiểm tra đánh giá: cần thông báo kế hoạch, nội dung kiểm tra cho cán bộ giảng viên để có sự chuẩn bị (trường hợp kiểm tra đột xuất thì không báo được). Thông qua việc kiểm tra có kế hoạch đánh giá kết quả

sự cố gắng cao nhất của giảng viên. Việc kiểm tra đột xuất nhằm đánh giá giảng viên một cách toàn diện và chính xác.

So sánh với các tiêu chuẩn, đi đến kết luận về mức độ hoàn thành nhiệm vụ hoặc sai sót. Tìm nguyên nhân đề ra các biện pháp khắc phục.

Trong công tác kiểm tra đánh giá thì vấn đề vận dụng các tiêu chí cụ thể là vấn đề mang tính cấp bách. Đưa ra được các tiêu chí cụ thể, rõ ràng, các chuẩn đánh giá thì nhà trường không chỉ dễ dàng kiểm soát mọi hoạt động của các bộ phận, quản lý được công tác đào tạo, mà còn nhờ sự đánh giá minh bạch, công bằng sẽ tập trung được toàn thể cán bộ, giảng viên, học sinh sinh viên phấn khởi, hăng hái nhiệt tình trong công tác và học tập. Điều đó góp phần đưa sự nghiệp đào tạo nhà trường ngày một phát triển.

Ngoài các hình thức kiểm tra đánh giá nội bộ thì hình thức đánh giá ngoài trường cũng cần được tăng cường. Hình thức này nhà trường nên chú ý và triển khai dưới dạng các cuộc hội thảo, các lần thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý cấp trên, các chuyên gia trong nước và quốc tế. Đặc biệt là sự trao đổi thông tin, sự phản hồi của các cơ sở y tế, các doanh nghiệp, vì chất lượng nguồn nhân lực do trường đào tạo là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w