giữa lý thuyết và thực
hành lâm sàng phân bố hợp lý
6
Định kỳ ít nhất 3 năm/lần rà soát, điều chỉnh, bổ sung cập nhật kiến thức, phương pháp mới
11 11.4 41 42.7 38 39.6 6 6.3
7
Chương trình được xây dụng theo hướng liên thông hợp lý giữa các trình độ đào tạo nghề.
25 26 34 35.4 33 34.4 4 4.2
Tổng cộng 52 7.7 200 29.8 254 37.
8 166 24.7
Biểu đồ 2.3 Kết quả khảo sát về chương trình đào tạo
Đối với các vấn đề khảo sát ta thấy nhìn chung các ý kiến đánh giá khá, tốt chiếm trên 50%, số còn lại đánh giá ở mức không đạt và trung bình. Đây chính là sự ghi nhận của cán bộ, giảng viên nhà trường khi xác định chương trình đào tạo là thành tố rất quan trọng đóng vai trò quyết định trong việc thực hiện mục tiêu của quá trình đào tạo. Số ý kiến đánh giá công tác quản lý nội dung chương trình đào tạo chỉ ở mức trung bình đang
còn nhiều, phần lớn tập trung ở khâu xây dựng và phát triển nội dung. Có đến 49 % ý kiến đánh giá trung bình nội dung: Chương trình có mục tiêu rõ ràng, quy định cụ thể chuẩn kỹ năng, kiến thức, phương pháp, hình thức đào tạo. Điều này cho thấy đang còn rất nhiều vấn đề trong việc xây dựng mục tiêu, các chuẩn kỹ năng, phương pháp, hình thức đào tạo. Công tác rà soát, bổ sung kiến thức mới đang còn yếu, nhiều nội dung giảng dạy đã lạc hậu so với kiến thức hiện nay. Đây cũng là thực trạng chung về chương trình đào tạo ở trình độ cao đẳng, trung cấp khi đang còn thiếu tập trung, dàn trải, chưa thực sự bám sát các yêu cầu của ngành nghề trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy cần phải tập trung đổi mới, cải tiến công tác quản lý chương trình đào tạo.
2.3.3. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo
Để thực hiện thắng lợi nghị quyết TW8 khóa XI về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo, trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa liên tục tuyên truyền vận động, phổ biến và đổi mới phương pháp dạy học đến toàn thể giảng viên, học sinh sinh viên. Nhà trường xác định đổi mới phương pháp dạy học là rất quan trọng. bởi lẽ phương pháp dạy học có hợp lý thì hiệu quả của việc dạy học mới cao. Phương pháp có phù hợp thì mới có thể phát huy tính năng động, khả năng tự chủ, tư duy sáng tạo của người học. Mặt khác phương pháp đào tạo là yếu tố không thể tách rời với hình thức đào tạo, nó qua lại hỗ trợ lẫn nhau.
Để đánh giá công tác quản lý , phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo, tiến hành khảo sát lấy ý kiến hai nhóm đối tượng về 5 nội dung cơ bản trong công tác quản lý, phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo.
Nhóm 1: 96 Cán bộ quản lý và giảng viên
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên về công tác quản lý phương pháp hình thức tổ chức đào tạo
TT Nội dung Ý kiến đánh giá Không đạt Trung bình Khá Tốt SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL 1
Hoạt động đào tạo thực hiện theo mục tiêu kế hoạch, nội dung chương trình đã được phê duyệt
3 3.1 12 12.5 51 53.1 30 31.3
2
Tổ chức hội nghị, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy, học 19 19.8 30 31.2 35 36.5 12 12.5 3 Thực hiện các hình thức phương pháp dạy học tích cực, tăng cường khả năng tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HSSV 7 7.3 21 21.9 49 51 19 19.8 4 Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại.
11 11.5 31 32.3 33 34.3 21 21.8
5
Tổ chức thực hiện tốt đào tạo liên thông giữa các cấp.
14 14.6 32 33.3 29 30.2 21 21.9
Bảng 2.4: Kết quả khảo sát Học sinh sinh viên về công tác quản lý phương pháp hình thức tổ chức đào tạo
TT Nội dung Ý kiến đánh giá Không đạt Trung bình Khá Tốt SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL 1
Hoạt động đào tạo thực hiện theo mục tiêu kế hoạch, nội dung chương trình đã được phê duyệt
8 10 23 28.7 38 47.5 11 13.8
2
Tổ chức hội nghị, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy, học 31 38.8 29 36.2 18 22.5 2 2.5 3 Thực hiện các hình thức phương pháp dạy học tích cực, tăng cường khả năng tự học, phát huy tính chủ động, sáng tạo của HSSV 3 3.8 21 26.2 35 43.8 21 26.2 4 Ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phương pháp giảng dạy hiện đại.
3 3.8 18 22.5 44 55 15 18.7
5
Tổ chức thực hiện tốt đào tạo liên thông giữa các cấp.
9 11.2 29 36.2 37 46.3 5 6.3
Biểu đồ 2.4 Kết quả khảo sát về công tác quản lý phương pháp hình thức tổ chức đào tạo
Qua kết quả khảo sát cho thấy có trên 50% ý kiến đánh giá công tác quản lý phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo từ khá trở lên. Ở nhóm đối tượng cán bộ, giảng viên đánh giá 41% khá và 21.5 % tốt (HSSV là 43% khá và 13.5% tốt). Có tới 26.3 % cán bộ quản lý, giảng viên đánh giá chỉ ở mức trung bình (nhóm HSSV là 30%). 11.3% cán bộ quản lý, giảng viên (13.5% HSSV) được hỏi đánh giá công tác này chưa đạt yêu cầu. Các ý kiến đánh giá công tác quản lý phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo chưa đạt yêu cầu phổ biến ở tất cả các nội dung, ở một số nội dung khảo sát ý kiến đánh giá chưa đạt yêu cầu còn cao. Đã có tới 38.8 % HSSV trả lời chưa đạt yêu cầu khi được hỏi về nôi dung tổ chức hội nghị, tập huấn về đổi mới phương pháp dạy và học ( 19.8% đối với cán bộ quản lý, giảng viên). Vì vậy cần phải có nhưng giải pháp nhằm cải tiến, đổi mới các phương pháp , hình thức tổ chức đào tạo, nhất là trong công tác tổ chức hội nghị, tập huấn về đổi mới các phương pháp dạy và học tới cả cán bộ giảng viên và cả học sinh sinh viên trong toàn trường.
2.3.4. Quản lý đội ngũ giảng viên
Trong hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng nói chung và trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa nói riêng thì sự hình thành, tồn tại và phát triển của nó không thể tách rời với vai trò chất lượng của đội ngũ cán bộ giảng dạy. Có thể khẳng định, chất lượng đội ngũ giảng viên là yếu tố quyết định đến chất lượng, sự phát triển của nhà trường. Với chức năng dạy học, giảng viên có nhiệm vụ trang bị cho học sinh sinh viên những tri thức khoa học hiện đại, kỹ năng, kỹ xảo, giúp học sinh sinh viên phát triển trí tuệ và năng lực hoạt động trí tuệ.
* Thực trạng số lượng, chất lượng giảng viên
Hiện nay tổng số cán bộ giảng viên của trường là 259 người, trong đó giảng viên cơ hữu là 213 người (82,2%), cán bộ quản lý, hành chính, phục vụ là 26 người (10%), cán bộ thử việc 20 người (7,8%).
Bảng 2.5 Số lượng giảng viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa
(Nguồn phòng Tổ chức hành chính, tính đến tháng 1 năm 2015) TT Bộ môn Giảng viên Giảng viên nữ Giảng viên nam 1 Bộ môn Nội 20 6 14 2 Bộ môn Ngoại 22 2 20 3 Bộ môn Sản 20 7 13 4 Bộ môn Nhi 21 6 15 5 Bộ môn Y cơ sở I 14 9 5 6 Bộ môn Y cơ sở 2 12 8 4
7 Bộ môn Tiền lâm sàng 19 15 4
8 Bộ môn Dược YHCT 17 9 8
9 Bộ môn Y tế công cộng 9 5 4
10 Bộ môn Truyền nhiễm 9 4 5
11 Bộ môn LL Chính trị 10 7 3
12 Bộ môn Chuẩn đoán HA 10 0 10
13 Bộ môn Chuyên khoa 12 3 9
15 Bộ môn Ngoại ngữ 9 9 0
Trong đó 56 giảng viên dưới 30 tuổi (26,3%), 95 người từ 30 -> dưới 40 tuổi (44,6%), 49 người từ 40 -> dưới 50 tuổi (23%), 13 người trên 50 tuổi (6,1%).
Bảng 2.6 Thống kê trình độ đội ngũ giảng viên
Tổng số Trình độ
Tiến sĩ NCS CKI,II Th.sỹ ĐH CĐ Khác
213 4 4 53 42 94 12 4
Tỉ lệ 1,9% 1,9% 24,9% 19,7% 44,1% 5,6% 1,9%
Bảng thống kê cho thấy tỉ lệ giảng viên có trình độ thạc sỹ, chuyên khoa I, II Y và dược chiếm 44,6%, Tiến sỹ và nghiên cứu sinh 3,8%, còn lại chủ yếu là giảng viên có trình độ đại học (44,1%). Theo thống kê về trình độ giảng viên của 215 trường Cao đẳng trong cả nước (Bộ Giáo dục và đào tạo năm 2012) là: Tiến sỹ: 2,5%, Thạc sỹ và trình độ tương đương: 36%, Đại học: 60%, trình độ khác: 1,4%. Nhìn về mặt bằng chung thì trình độ của đội ngũ giảng viên trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa cũng đã đủ mạnh về chất, đủ năng lực để đảm nhận công tác của nhà trường.
Để đánh giá về năng lực đội ngũ giảng viên, tiến hành khảo sát lấy ý kiến của Học sinh sinh viên trong nhà trường 5 nội dung cơ bản về đội ngũ giảng viên.
Số lượng đối tượng khảo sát là 80 học sinh, sinh viên đang theo học tại trường
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.7: Kết quả khảo sát Học sinh sinh viên về đội ngũ giảng viên
TT Nội dung Ý kiến đánh giá
đạt bình
SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL 1 Năng lực chuyên môn,
hiểu biết rộng 3 3.8 21 26.2 41 51.2 15 18.8
2 Năng lực tổ chức giảng
dạy của giảng viên 1 1.3 27 33.8 31 38.7 21 26.2
3 Năng lực kiểm tra đánh
giá của giảng viên 6 7.5 27 33.8 28 35 19 23.7
4 Năng lực giao tiếp và
hiểu biết về HSSV 14 17.5 29 36.2 27 33.8 10 12.5 5 Phẩm chất nghề nghiệp, đạo đức lối sống 0 0 11 13.8 33 41.2 36 45 Tổng cộng 24 6 115 28. 7 160 40 101 25.3
Biểu đồ 2.5 Kết quả khảo sát về năng lực đội ngũ giảng viên
Kết quả khảo sát cho thấy Học sinh sinh viên đánh giá năng lực đội ngũ giảng viên khá sát với thực tế. Đội ngũ giảng viên của trường là một tập thể thầy cô trẻ, tâm huyết, được đào tạo bài bản, có năng lực chuyên
môn đáp ứng nhiệm vụ được giao. Có tới 40 % ý kiến đánh giá ở mức khá và 25,3 % ở mức tốt, trong khi mức trung bình là 28.7% và chỉ có 6 % cho rằng năng lực không đáp ứng được yêu cầu. Đây chính là sự ghi nhận của Học sinh, sinh viên về năng lực của các thầy cô. Tuy nhiên để đáp ứng được quá trình phát triển trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi nhà trường cần xem vấn đề xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động nhà trường.
2.3.5. Quản lý về cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy, nghiên cứu khoa học là một trong những yếu tố quan trọng để tạo điều kiện cho các hoạt động dạy học đạt hiệu quả cao. Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa xác định cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học là yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng đào tạo trong những năm gần đây. Được sự quan tâm của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, sự năng động của lãnh đạo nhà trường trong việc thu hút mọi nguồn lực từ các tổ chức xã hội trong và ngoài nước. Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa mạnh dạn đầu tư xây dựng giảng đường, labor mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học.
Thực trạng cơ sở vật chất của trường
Về cơ sở hạ tầng: Tổng diện tích mặt bằng đất đai của trường là 7 ha, trong đó diện tích sàn xây dựng là 12150m2.
Hội trường giảng đường có 49 phòng học, 6 phòng mày tính, 2 phòng học ngoại ngữ, tổng diện tích 5560 m2.
Thư viện trung tâm học liệu có 6 phòng với tổng diện tích 540 m2. Phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thực hành có 51 phòng với tổng diện tích 1374 m2.
Cúng với cơ sở hạ tầng khang trang thì trang thiết bị phục vụ giảng dạy cũng được trang bị đồng bộ. Các giảng đường đều có hệ thống máy chiếu, loa đài, bảng thông minh. Các phòng thực hành được trang bị các thiết bị, vật tư hiện đại đủ điều kiện cho HSSV thực hành, thực tập với kiến thức, kỹ năng mới nhất.
Ngoài cơ sở vật chất trong trường, để nâng cao chất lượng đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng thực tế nhà trường đã ký kết hợp đồng liên kết thực tập lâm sàng cho học sinh, sinh viên với các cơ sở y tế tuyến tỉnh và tuyến huyện. Tại cơ sở y tế tuyến tỉnh, học sinh sinh viên trường đã được thực tập lâm sàng tại các bệnh viện: Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Thanh hóa, bệnh viện Phụ sản, bệnh viện Da liễu, bệnh viện Mắt, bệnh viện Tâm thần, bệnh viên Y học cổ truyền. Tại đây học sinh, sinh viên đã được học lâm sàng tại tất cả các khoa lâm sàng: nội, ngoại, sản, nhi…được tiếp cận với cá phương pháp chăm sóc tích cực với trang thiết bị hiện đại, được học cách thăm khám chữa bênh của các bác sỹ, dược sỹ có chuyên môn cao. Ngoài các bệnh viện tuyến tỉnh, Học sinh sinh viên được thực tập, đi thực tế tại tất cả các bệnh viện, cơ sở y tế tuyến huyện, điều này đã giúp cho học sinh sinh viên không bỡ ngỡ khi ra trường.
Để đánh giá công tác quản lý cơ sở vật chất, tiến hành khảo sát lấy ý kiến hai nhóm đối tượng về 5 nội dung trong công tác quản lý cơ sở vật chất.
Nhóm 1: 96 Cán bộ quản lý và giảng viên
Nhóm 2: 80 Học sinh sinh viên đang học trong trường Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 2.8: Kết quả khảo sát cán bộ quản lý, giảng viên về công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo
Không đạt Trung bình Khá Tốt SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL 1 Xây dựng kế hoạch chuẩn hóa cơ sở vật chất phù hợp với sự phát triển của trường
8 8.3 31 32.3 46 47.9 11 11.5 2 Xây dựng bản quy định sử dụng có hiệu quả trang thiết bị 6 6.3 39 40.6 43 44.8 8 8.3 3 Củng cố, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị 17 17.7 36 37.5 37 38,5 6 6.3 4 Số lượng, chất lượng trang thiết bị đáp ứng theo quy mô đào tạo
24 25 35 36.4 32 33.4 5 5.2
5
Thiết bị có nguồn gốc xuất xứ, được quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ
2 2.1 24 25 37 38.5 33 34.4
Tổng cộng 57 11.9 165 34.4 195 40.6 63 13.1
Bảng 2.9: Kết quả khảo sát học sinh, sinh viên về công tác quản lý cơ sở vật chất phục vụ đào tạo TT Nội dung Ý kiến đánh giá Không đạt Trung bình Khá Tốt
SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL SL (%)TL
1
Số lượng, chất lượng trang thiết bị đáp ứng theo quy mô đào tạo, đảm bảo tỉ lệ người học /thiết bị, Người học /phòng học 31 38.8 27 33.8 21 26.2 1 1.2 2 Thường xuyên củng cố, bảo dưỡng, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị
20 25 29 36.2 22 27.5 9 11.2
3
Thiết bị có nguồn gốc xuất xứ, được quản lý, kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên, định kỳ
7 8.8 19 23.7 39 48.7 15 18.8
4
Hệ thống thông tin thư viện, internet đáp ứng được cho công tác dạy và học
16 20 28 35 27 33.8 9 11.2
Tổng cộng 74 23.2 103 32.2 109 34 34 10.6
Kết quả khảo sát nhóm đối tượng cán bộ quản lý, giảng viên về quản lý cơ sở vật chất, phần lớn các ý kiến được hỏi đều đánh giá công tác này đều đạt ở mức khá, tốt (chiếm trên 50%). Qua đây có thể thấy thực trạng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường là khá tốt, đáp ứng được yêu cầu. trên thực tế nhà trường đã xác định rất rõ vai trò của cơ sở vật chất kỹ