Một số vấn đề về quản lý đào tạo trong trường Cao đẳng Y tế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 28 - 39)

1.3.1. Đặc điểm công tác quản lý đào tạo của trường cao đẳng.

Cũng như các trường Đại học, Cao đẳng khác công tác quản lý đào tạo trong các trường Y Dược cũng bao gồm các nội dung như: Quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo, quản lý giáo viên, học sinh, cơ sở vật chất, tổ chức và quản lý mối liên kết đào tạo giữa nhà trường với các đơn vị sử dụng sản phẩm đào tạo…

Tuy nhiên, bên cạnh những điểm chung đó công tác quản lý đào tạo trong các trường Y Dược còn có những nét riêng mang tính đặc thù của ngành:

* Mục tiêu đào tạo trong các trường Y Dược hiện nay là đào tạo ra các bác sỹ, dược sỹ, y sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh...phục vụ cho nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Cũng như mục tiêu đào tạo ở các trường của ngành, nghề khác nhau, mục tiêu đào tạo trong hệ thống các trường Y Dược là: giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục chính trị tư tưởng và nhân cách, (giáo dục) phẩm chất và năng lực nhằm đào tạo đội ngũ Y, dược sỹ có tay nghề cao, có tâm huyết với nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội. Cụ thể là:

+ Về phẩm chất: Phẩm chất người công dân: Trung thành với đường

lối lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; Thái độ đúng đắn trong các hoạt động, các quan hệ xã hội và gia đình; Thực hiện nghĩa vụ người công dân trên mặt trận văn hóa.

Phẩm chất người Y, dược sỹ: say mê nghề nghiệp; khắc phục khó khăn, hoàn thành nhiệm vụ của người làm nghề y đức; Luôn luôn phấn để xứng đáng với “lương y như từ mẫu” và “thầy thuốc như mẹ hiền”.

Kiến thức: Nắm vững lý luận cơ sở, kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành.

Kỹ năng kỹ xảo: Có tay nghề chuyên môn cao, lành nghề. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ điêu luyện.

+ Về thể chất:

Có sức khỏe dẻo dai đảm bảo cho hoạt động lâu dài trong lĩnh vực y đức cứu người.

* Nội dung đào tạo trong các trường Y Dược hiện nay đều theo qui định của Bộ GD – ĐT và Bộ Y tế ban hành gồm hệ thống các môn học sau:

- Các môn học có kiến thức giáo dục đại cương - Các môn học có kiến thức giáo dục chuyên nghiệp

Các môn văn hóa chung và khoa học cơ bản: Nhằm cung cấp kiến thức khái quát mà người công dân của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có nhằm rèn luyện thân thể, tăng sự hiểu biết về quốc phòng toàn dân, nâng cao trình độ, nghĩa vụ và trách nhiệm của mỗi học sinh trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các môn cơ sở là các môn học hỗ trợ cho việc học chuyên môn được thuận lợi hơn, dễ dàng hơn.

Các môn chuyên ngành là những kiến thức chuyên về một ngành nghề mà học sinh, sinh viên được đào tạo để hành nghề. Đặc thù của các môn chuyên ngành là mối liên hệ chặt chẽ, gắn bó giữa học với thực tiễn. Số lượng đầu môn chuyên ngành tùy thuộc vào mục tiêu đào tạo của mỗi trường.

* Cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ cho công tác giảng dạy trong các trường đào tạo nhóm ngành y dược đòi hỏi có nhiều loại trang thiết bị đặc thù, hiện đại phục vụ cho dạy - học như máy siêu âm màu 4

chiều, máy xquang kỹ thuật số, máy xquang chụp vú, máy nội soi dạ dày có kết nối camera, nội soi cổ tử cung, máy xét nghiệm hoá sinh tự động, máy xét nghiệm huyết học 26 thông số, máy XN hoá miễn dịch phát quang, labo phục hình răng, labo xét nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm, Độc chất học và Dinh dưỡng - Tiết chế, xét nghiệm sinh học phân tử…

Trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, để nâng cao chất lượng đào tạo nhìn chung các trường đã đổi mới và hiện đại hóa cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập như: Thiết bị nghe nhìn, máy chuyên dụng, phần mềm …

* Mối liên kết đào tạo giữa trường và các cơ sở y tế đóng vai trò quyết định tới chất lượng tay nghề của người học:

Đào tạo y khoa là loại hình đào tạo đặc biệt. Thực hành trong phòng thí nghiệm, bệnh viện và cộng đồng là điều kiện không thể thiếu trong chương trình đào tạo các chuyên ngành y khoa. Theo khuyến cáo của Liên đoàn Giáo dục Y học thế giới về đảm bảo chất lượng giáo dục y học cơ bản thì "Trường y phải đảm bảo cho học sinh sinh viên được tiếp xúc với bệnh nhân và tiếp thu đủ những kiến thức và kỹ năng lâm sàng để đảm nhiệm trách nhiệm lâm sàng một cách thoả đáng khi tốt nghiệp". Ở hầu hết các nước trên thế giới, các trường Y thường có bệnh viện thực hành trực thuộc trường. Đây là nơi để học sinh, sinh viên (HSSV) đến học tập lâm sàng - thực tập nghề nghiệp trước khi trở thành nhân viên y tế. Hiện nay, ở Việt Nam đại bộ phận các trường y tế sử dụng các bệnh viện công lập làm bệnh viện thực hành cho nhà trường, hầu hết chưa có bệnh viện thực hành riêng trực thuộc trường. Do tính đặc thù này, để đảm bảo chất lượng đào tạo các trường Y Dược đều cần phải có sự kết hợp chặt chẽ với các bệnh viện thực hành (kết hợp Viện - Trường).

Kết hợp Viện - Trường không chỉ tạo điều kiện cần thiết cho các trường Y trong công tác đào tạo, mà còn là cơ hội để nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và chăm sóc bệnh nhân của các bệnh viện thực hành. Những giáo viên, giảng viên của nhà trường vừa là những cán bộ y tế có kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy, đồng thời là những cán bộ y tế giỏi lâm sàng trong lĩnh vực khám chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ bệnh nhân. Như vậy bệnh viện thực hành có thêm một đội ngũ cán bộ chuyên môn có năng lực bên cạnh các cán bộ trong biên chế cùng tham gia vào công tác khám chữa bệnh. Cán bộ y tế ở bệnh viện thực hành tham gia giảng dạy thực hành cho HSSV tạo thành mối quan hệ đan xen, vừa giúp nhà trường đào tạo cán bộ y tế có chất lượng, vừa giúp bệnh viện hoàn thành tốt công tác khám chữa bệnh cho bệnh nhân.

1.3.2. Mục tiêu của quản lý đào tạo

Mục tiêu của quản lý đào tạo là tổ chức, sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện một cách đầy đủ, đúng nội dung và thời gian, quán triệt được yêu cầu của mục tiêu đào tạo.

Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo được tiến hành theo chu trình 5 bước:

- Về công tác chuẩn bị, cần tiến hành điều tra, khảo sát, xác định các nhu cầu nhằm nắm bắt các thông tin về số lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, các vấn đề về đào tạo…

- Về lập kế hoạch, cần chú ý xác định các yếu tố về nhân lực, các điều kiện về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất cũng như tiến độ, quy trình xây dựng kế hoạch làm sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng hiện có.

- Về tổ chức thực hiện, nên thiết kế cụ thể việc quản lý trực tiếp các mục tiêu và nội dung. Quản lý về tiến độ là quản lý chi tiết các chương trình đang thực hiện.

- Về chỉ đạo, cần đôn đốc các công việc theo yêu cầu đặt ra, giám sát phối hợp thực hiện các mục tiêu, nội dung đào tạo.

- Về kiểm tra, nên xem xét các khung chương trình đã được xây dựng và trình duyệt.

1.3.3. Nội dung quản lý đào tạo

Vận dụng khái niệm quản lý vào lĩnh vực đào tạo, có thể hiểu quản lý đào tạo là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý (gồm các cấp quản lý khác nhau từ Ban giám hiệu, các Phòng, Bộ môn và từng giảng viên) lên các đối tượng quản lý (bao gồm giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý cấp dưới và cán bộ phục vụ đào tạo) thông qua việc vận dụng các chức năng và phương tiện quản lý nhằm đạt được mục tiêu đào tạo của nhà trường.

Các nội dung quản lý đào tạo sẽ bao gồm một phổ rộng các vấn đề liên quan chặt chẽ với nhau, đan xen vào nhau và tác động qua lại, chi phối lẫn nhau. Đó là các nội dung:

1) Quản lý mục tiêu đào tạo;

2) Quản lý nội dung và chương trình đào tạo; 3) Quản lý hoạt động dạy của giảng viên; 4) Quản lý hoạt động học của HSSV;

5) Quản lý cơ sở vật chất, tài chính phục vụ dạy học; 6) Quản lý môi trường đào tạo;

7) Quản lý các hoạt động phục vụ đào tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo.

* Quản lý mục tiêu

Mục tiêu đào tạo được hiểu là kết quả, là sản phẩm mong đợi của quá trình đào tạo. Mục tiêu đào tạo hay sản phẩm đào tạo chính là những

học sinh, sinh viên tốt nghiệp với nhân cách đã được thay đổi thông qua quá trình đào tạo.

Quản lý việc xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo là quản lý việc lập kế hoạch đào tạo và nội dung chương trình giảng dạy. Quản lý việc thực hiện mục tiêu là tổ chức, sao cho các kế hoạch, nội dung chương trình giảng dạy được thực hiện một cách đầy đủ, đúng nội dung và thời gian, quán triệt được yêu cầu của mục tiêu đào tạo.

Quản lý xây dựng mục tiêu, nội dung đào tạo được tiến hành theo chu trình 5 bước:

- Về công tác chuẩn bị, cần tiến hành điều tra, khảo sát, xác định các nhu cầu nhằm nắm bắt các thông tin về số lượng, cơ cấu trình độ, cơ cấu nghề nghiệp, các vấn đề về đào tạo…

- Về lập kế hoạch, cần chú ý xác định các yếu tố về nhân lực, các điều kiện về thời gian, tài chính, cơ sở vật chất cũng như tiến độ, quy trình xây dựng kế hoạch làm sao cho phù hợp với điều kiện và khả năng hiện có.

- Về tổ chức thực hiện, nên thiết kế cụ thể việc quản lý trực tiếp các mục tiêu và nội dung. Quản lý về tiến độ là quản lý chi tiết các chương trình đang thực hiện.

- Về chỉ đạo, cần đôn đốc các công việc theo yêu cầu đặt ra, giám sát phối hợp thực hiện các mục tiêu, nội dung đào tạo.

- Về kiểm tra, nên xem xét các khung chương trình đã được xây dựng và trình duyệt.

* Quản lý nội dung, chương trình đào tạo:

Quản lý nội dung, chương trình đào tạo là quản lý việc xây dựng nội dung đào tạo, kế hoạch đào tạo và nội dung chương trình giảng dạy, quản lý quá trình đào tạo thực tế của giáo viên và học sinh sao cho kế hoạch, nội

dung, chương trình giảng dạy được thực hiện đầy đủ và đảm bảo về thời gian, quán triệt được các yêu cầu của mục tiêu đào tạo.

Quản lý nội dung, chương trình đào tạo cũng được thực hiện theo chu trình:

Chuẩn bị:

+ Thu thập thông tin về ngành nghề, phân tích ngành nghề để lựa chọn nội dung

+ Chú trọng việc cập nhập, bổ sung kiến thức mới + Quán triệt kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo + Chuẩn bị tài liệu

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học + Chuẩn bị đội ngũ giáo viên

Lập kế hoạch:

+ Kế hoạch về nhân lực (tham gia xây dựng nội dung, chương trình) + Điều kiện ( thời gian, phương tiện, tài chính…)

+ Lịch trình, tiến độ, quy trình. + Kế hoạch dự giờ, kiểm tra

+ Kế hoạch tài chính, vật tư, phương tiện Tổ chức thực hiện:

+ Xem xét nội dung, chương trình các môn học

+ Phối hợp giữa các giáo viên với các phòng ban, bộ môn Kiểm tra:

+ Kiểm tra từng phần, từng bộ phận và tổng thể

+ Kiểm tra kết quả, chất lượng, hiệu quả thực hiện chương trình đào tạo

Quản lý học sinh là quản lý việc thực hiện các nhiệm vụ học tập, nghiên cứu, rèn luyện của học sinh. Nhằm nắm bắt các biểu hiện tích cực và tiêu cực trong việc thực hiện các nhiệm vụ học tập cũng như những biến đổi về nhân cách của học sinh. Thúc đẩy và khuyến khích học sinh phát huy yếu tố tích cực vươn lên đạt hiệu quả cao trong học tập.

Công cụ đắc lực cho người quản lý là kiểm tra, đánh giá. Việc kiểm tra đánh giá học sinh được tiến hành theo định kỳ và đột xuất nhằm đưa lại những kết quả đánh giá chính xác và khách quan, thông qua các hình thức:

+ Kiểm tra đầu vào + Kiểm tra việc lên lớp + Kiểm tra miệng, viết

+ Thi học kỳ và thi cuối năm

+ Kiểm tra đầu ra (thông qua thi tốt nghiệp)

Kết quả kiểm tra đánh giá học sinh được xem xét, xử lý đồng thời với kết quả kiểm tra đánh giá nội dung chương trình đào tạo để rút ra những kết luận chính xác giúp người quản lý có những điều chỉnh kịp thời và tối ưu trong quá trình đào tạo.

* Quản lý đội ngũ giáo viên

Hoạt động dạy và hoạt động học là hai hoạt động cơ bản của quá trình dạy học. Dạy là quá trình tổ chức truyền tải kiến thức cho học sinh của giáo viên. Vấn đề đặt ra là phải quản lý đội ngũ giáo viên, học sinh như thế nào để đảm bảo mục tiêu đào tạo một cách có hiệu quả.

Quản lý giáo viên thực chất là việc thực hiện các nhiệm vụ của đội ngũ giáo viên và của từng giáo viên. Trong quá trình đào tạo, giáo viên vừa là đối tượng quản lý nhưng cũng vừa là chủ thể quản lý của quá trình đào tạo.

Quản lý giáo viên thể hiện ở các mặt: Theo dõi và đánh giá kết quả thưc hiện các nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục của toàn thể đội ngũ giáo viên và của từng giáo vên. Chỉ đạo và đánh giá kết quả thực hiện việc học tập bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm cho đội ngũ giáo viên. Đánh giá và nắm được các ưu khuyết điểm cũng như sự tiến bộ về mặt chính trị, phẩm chất đạo đức của giáo viên.

Quản lý đội ngũ giáo viên được thực hiện theo các biện pháp sau: + Giao nhiệm vụ giảng dạy – giáo dục rõ ràng ngay từ đầu năm học, dùng các biện pháp hành chính, tổ chức để quản lý, theo dõi, đôn đốc việc thực hiện.

+ Quản lý kế hoạch giảng dạy và việc đổi mới phương pháp giảng dạy

+ Kiểm tra, đánh giá giáo viên thông qua đồng nghiệp và người quản lý được xem là cần thiết - có thể cung cấp thông tin một cách khách quan về trình độ của giáo viên trong giảng dạy và trong nghiên cứu khoa học.

+ Kết hợp sử dụng các biện pháp hành chính với việc đẩy mạnh phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”. Theo dõi, chỉ đạo thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và sư phạm của đội ngũ giáo viên, của từng giáo viên.

+ Tự đánh giá của giáo viên được xem là nội dung quan trọng. Giáo viên tự đánh giá là một nguồn thông tin có giá trị vì nó cung cấp thông tin một nguồn thông tin có giá trị vì nó cung cấp thông tin một cách chân thực, bởi không ai có thể hiểu rõ các điểm mạnh và yếu cũng như những lỗ hổng cần khắc phục về trình độ của giáo viên hơn chính bản thân họ. Do đó cùng với các hình thức đánh giá khác, tự đánh giá sẽ tạo cơ sở cần thiết để đánh giá sẽ tạo cơ sở cần thiết để đánh giá tổng thể về hiệu quả hoạt động của giáo viên.

+ Tổ chức kiểm điểm, nhận xét, đánh giá và bình bầu thi đua cuối năm

+ Tổ chức và hướng dẫn học sinh đóng góp ý kiến về tinh thần giảng dạy – giáo dục của giáo viên, giảng viên bằng nhiều hình thức khác nhau…

+ Kiểm tra, đánh giá giáo viên được tiến hành theo định kỳ và đột xuất

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 28 - 39)