Xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chi tiết, khoa học

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 79 - 81)

5 Thực hiện chế độ chính

3.2.3.Xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chi tiết, khoa học

3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp

Kế hoạch là chức năng đầu tiên của quá trình quản lý, là vai trò khởi đầu, định hướng cho quá trình quản lý, là cơ sở huy động tối đa các nguồn lực, là căn cứ cho việc kiểm tra đánh giá quá trình thực hiện các mục tiêu.

Để quản lý công tác đào tạo được tốt, trước hết người quản lý phải quản lý tốt công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo.

Kế hoạch đào tọa của trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa phải được xây dựng một cách chi tiết, khoa học, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo của nhà trường. Việc triển khai được thực hiện nghiêm túc có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa phòng, trung tâm, bộ môn, có sự kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở và điều chỉnh kịp thời nhưng nội dung chưa hợp lý.

3.2.3.2. Nội dung của giải pháp

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa xá định kế hoạch đào tạo là căn cứ chính cho các hoạt động đào tạo của trường. Đội ngũ quản lý đào tạo cần quản lý xây dựng và thực hiện các nội dung:

Kế hoạch tuyển sinh Kế hoạch khóa học Kế hoạch năm học

Kế hoạch từng giảng viên (kế hoạch cá nhân)

Kế hoạch thực tập lâm sàng tại các bệnh viện tuyến tỉnh, thực tập lâm sàng vòng II, thực tập tốt nghiệp tại các bệnh viện địa phương.

3.2.3.3. Tổ chức thực hiện

Căn cứ vào điều kiện thực tế của trường: khả năng đào tạo từng chuyên ngành, số lượng học sinh sinh viên hiện có, điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên hiện tại; Căn cứ vào ý kiến của Ủy ban nhân dân, các ở ban ngành liên quan, hội đồng tuyển sinh nhà trường xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh với Bộ giáo dục và Đào tạo.

Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh được Bộ giáo dục và Đào tạo phê duyệt, dựa vào tình hình thực tế của trường, dưới sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo xây dựng dự thảo kế hoạch đào tạo năm học. Sau đó tổ

chức lấy ý kiến đóng góp của cán bộ quản lý, giảng viên trong trường. Trên cơ sở ý kiến đóng góp Phòng Quản lý Đào tạo tiến hành sửa đổi, hoàn chỉnh, trình phê duyệt, phổ biến kế hoạch đào tạo trong toàn trường, từ đó xác định nhiệm vụ của từng bộ phận nhà trường.

Căn cứ vào kế hoạch đào tạo được phê duyệt, phòng Quản lý Đào tạo phối hợp các phòng ban liên quan cũng với các bộ môn tổ chức xây dựng kế hoạch chi tiết cho từng nội dung. Xây dựng cụ thể các phương án tuyển sinh hệ chính quy, hệ vừa làm vừa học, văn bằng 2, bồi dưỡng ngắn hạn. Xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng khóa học, từng chuyên ngành. Đặc biệt xây dựng kế hoạch cho học sinh sinh viên đi thực tập lâm sàng tại các cơ sở tuyến tỉnh, học sinh sinh viên đi thực tập lâm sàng vòng II, và thực tập tốt nghiệp tại các cơ sở y tế tuyến địa phương.

Căn cứ kế hoạch đào tạo, các bộ môn tiến hành xây dựng kế hoạch cho từng giảng viên. Căn cứ vào năng lực, nguyện vọng, hoàn cảnh của từng giảng viên, trưởng bộ môn tiến hành họp công khai, tổ chức bàn bạc, trao đổi đi đến thống nhất phân công nhiệm vụ cho từng giảng viên. Việc phân công nhiệm vụ cho giảng viên phải đảm bảo tính khoa học, công bằng, công khai minh bạch, phù hợp với năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của từng giảng viên cụ thể. Từ đó từng giảng viên phải xây dựng chi tiết kế hoạch cá nhân của mình.

Định kỳ ở mỗi kỳ học tập phòng quản lý đào tạo tổ chức đánh giá lại công tác thực hiện nhiệm vụ của từng giảng viên, từng bộ môn, trung tâm trên cơ sở phát huy những mặt làm tốt, khắc phục điều chỉnh những mặt làm tốt, khắc phục điều chỉnh những mặt hạn chế làm cơ sở để rút kinh nghiệm trong việc xây dựng kế hoạch cho năm học tiếp theo.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 79 - 81)