Tầm quan trọng của việc quản lý đào tạo trong các trường Cao đẳng Y tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 39 - 43)

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Con người là nhân tố hàng đầu, là nguồn tài nguyên quý báu nhất quyết định sự phát triển của đất nước. Trong đó, sức khỏe là tài sản quý báu của mỗi người, mỗi gia đình và mỗi quốc gia. Sức khỏe của nhân dân là một nhân tố quan trọng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, “dân cường thì quốc thịnh”[21]

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, để chăm sóc, bảo vệ sức khỏe và chữa bệnh tật cho nhân dân, phải xây dựng và phát triển nền y học nước nhà “dân tộc, khoa học và đại chúng”, xây dựng đội ngũ cán bộ y tế của nhân dân, vì nhân dân. Người từng nói, “khí huyết lưu thông, tinh thần đầy đủ, thế là sức khỏe”. Ý tưởng này của Người có nhiều điểm tương đồng với định nghĩa sức khỏe được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra năm 1978 trong “Tuyên ngôn An-ma A-ta”: “Sức khỏe là trạng thái thoải mái về tâm hồn, về thể xác, về xã hội”. [24]

Trước những khó khăn, thách thức, những biến động phức tạp của tình hình thế giới và khu vực, Đảng luôn kiên định xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách đổi mới đúng đắn trên nhiều lĩnh vực trong đó có lĩnh vực y tế. nhằm thực hiện tốt lời Bác dạy “Lương y phải như từ mẫu”- tất cả vì sức khỏe của mỗi người dân, và của cộng đồng - một yếu tố cơ bản được tạo thành dân cường nước thịnh, quốc thái dân an.

Quan điểm về chăm sóc sức khỏe của Ðảng ta là: Sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia đình và cộng đồng; là trách nhiệm của các Bộ, Ngành TW, các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ, các đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội dân sự, trong đó ngành y tế giữ vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Trong mục tiêu về chăm sóc sức khỏe toàn dân của mình, bộ Y tế xác định: Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế cả về số lượng và chất lượng, phát triển nhân lực y tế có trình độ cao nhằm đáp ứng tốt nhu cầu

của ngành Y tế; tăng cường nhân lực y tế cho khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu, vùng xa và một số chuyên khoa (cận lâm sàng, y tế dự phòng, nhi, truyền thông và tư vấn sức khỏe…). Bảo đảm cân đối giữa đào tạo và sử dụng cán bộ y tế.

Để thực hiện mục tiêu đẩy mạnh nguồn nhân lực y tế toàn dân, thì công tác đào tạo cũng phải được đẩy nhanh về số lượng đồng thời tập trung về chất lượng. Từng bước hoàn thiện về hệ thống thể chế theo hướng có những quy định đặc thù đối với đào tạo nhân lực y tế như nhiều nước trên thế giới đã triển khai. Ví dụ đặc thù của ngành y luôn gắn giữa đào tạo và thực hành, đặc biệt là cơ sở thực hành ngoài trường. Thủ tướng đã giao cho Bộ Y tế chủ trì xây dựng Nghị định về cơ chế kết hợp giữa cơ sở đào tạo và cơ sở thực hành trong đào tạo nhân lực y tế [29]. Thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế, Bộ Y tế đang xây dựng Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết nhằm chủ động, tích cực trên cơ sở huy động các nguồn lực đầu tư đổi mới mạnh mẽ công tác đào tạo nhân lực y tế về nội dung, phương pháp dạy học, thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục. Đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội của ngành y tế trong đào tạo nguồn nhân lực không chỉ đủ về số lượng mà còn có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiến tới hội nhập quốc tế

Do vậy công tác quản lý đào tạo có vai trò rất quan trọng trong các hoạt động đào tạo của các trường nhóm ngành Y Dược.

Quản lý đã và đang khẳng định vai trò của nó trong mọi mặt của đời sống xã hội. Quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, đặc biệt là quản lý trường Cao đẳng vừa là khoa học vừa là nghệ thuật, đòi hỏi phải nắm vững những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý nói chung, quản lý giáo dục nói riêng, nắm vững các nội dung nguyên tắc quản lý nhà trường, đồng thời phải có sự hiểu biết sâu sắc về các nội dung trong quản lý hoạt động đào tạo. Trên cơ sở đó vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo trong quá trình quản lý tổ chức các hoạt động của nhà trường theo quy trình khoa học, làm cho các lớp, trường vận hành theo đúng quy luật khách quan, thực hiện mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Để thực hiện các mục tiêu đào tạo thì đòi hỏi các trường cao đẳng, đại học không chỉ chú trọng nghiên cứu phát triển lí luận quản lý đào tạo mà cần phải tìm tòi, xây dựng các giải pháp quản lý đào tạo sao cho khoa học phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nước và sự phát triển của nhà trường.

Trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu, các thuật ngữ mà tác giả đã trình bày trong chương I như: Quản lý giáo dục, Quản lý nhà trường, Quản lý đào tạo…là những khái niệm cơ bản, làm cơ sở lí luận cho việc phân tích thực trạng công tác quản lý đào tạo ở chương 2 và đề xuất các giải pháp cho đề tài ở chương 3.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w