5 Thực hiện chế độ chính
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, chúng tôi đã khái quát được những nguyên nhân dẫn đến thành công và những điểm tồn tại, hạn chế của công tác quản lý đào tạo của nhà trường.
2.4.1. Những mặt mạnh
Quá trình hoạt động, phát triển của Nhà trường luôn được sự quan tâm, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa, sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ sở y tế, các bệnh viện trong và ngoài tỉnh.
Được sự chỉ đạo quyết liệt, thống nhất từ Ban giám hiệu với tinh thần đoàn kết, dám nghĩ, dám làm, quyết tâm xây dựng thương hiệu dựa trên chất lượng đào tạo. đẩy nhanh quá trình nâng cấp trường lên thành trường Đại học Y dược Thanh Hóa.
Cán bộ quản lý luôn có sự bám sát phương hướng nhiệm vụ, kế hoạch của nhà trường để xây dựng kế hoạch chuyên môn phù hợp, kịp thời tổ chức triển khai công tác, thường xuyên đôn đốc kiểm tra đánh giá mọi công tác.
Đội ngũ cán bộ, giảng viên tận tụy, tâm huyết với nghề, nhiệt tình, trách nhiệm với công việc được giao. Luôn cố gắng phấn đấu học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm và năng lực quản lý.
Cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện dạy học, máy móc kỹ thuật phục vụ thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học được đầu tư đúng mức
2.4.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân.
Nhận thức về đẩy mạnh công tác quản lý đào tạo ở nhà trường của một số cán bộ, giảng viên đang còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ giảng viên chỉ tập trung vào công tác chuyên môn giảng dạy, thiếu động cơ thực hiện, thiếu ý kiến tham gia góp ý, đề xuất trong công tác quản lý đào tạo của nhà trường.
Công tác kiểm tra đánh giá giảng viên của trường chưa đi vào chiều sâu, chưa bám sát kế hoạch của từng giảng viên trong từng giai đoạn, từng nội dung cụ thể.
Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý về phương pháp quản lý chung và quản lý các đối tượng đặc thù của nhà trường đang còn nhiều hạn chế
Mối quan hệ, phối hợp của các bộ phận chức năng ( Phòng Quản lý đào tạo) với các bộ môn trung tâm trong việc xây dựng kế hoạch đào tạo, nội dung chương trình, tổ chức học tập chưa thực sự hiệu quả.
Nhà trường đang trong giai đoạn phát triển và nâng cấp lên thành trường Đại học nên còn nhiều khó khăn.
Kết luận chương 2
Qua đánh giá thực trạng về quản lý công tác đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Thanh hóa cho thấy nhà trường đã đề ra nhiều giải pháp để quản lý công tác đào tạo để thực hiện tốt nhiệm vụ, mục tiêu đề ra. Nhà trường đã tạo dựng được hệ thống quản lý đào tạo về cơ bản là thống nhất, đồng bộ và đang phát huy có hiệu quả. Nhìn chung, những thành tựu mà nhà trường đã đạt được là chủ yếu mặc dù vì nhiều lý do khác nhau, ở nhiều góc độ khác nhau, công tác quản lý đào tạo của nhà trường còn có nhiều nhược điểm, hạn chế cản trở bước tiến của nhà trường như: Quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo chưa thực sự khoa học. Nội dung chương trình, giáo trình còn
dàn trãi, thiếu cập nhật những kiến thức mới. Phương pháp, hình thưc tổ chức đào tạo chưa đa dạng phong phú. Công tác quản lý HSSV chưa thật sự được quan tâm sâu sắc, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa cán bộ quản lý HSSV và giảng viên. Công tác quản lý cơ sở vật chất kỹ thuật còn nặng về thủ tục hành chính. Chất lượng công tác kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo, chưa đáp ứng được mục tiêu đề ra…Những nhược điểm trên đây cũng chính là những hạn chế của công tác quản lý của nhà trường. Để khắc phục những hạn chế đó đòi hỏi phải có sự quan tâm hơn nữa của các cấp lãnh đạo, sở ban ngành có liên quan, đồng thời nhà trường phải tìm ra những giải pháp tích cực cụ thể để tháo gỡ từng bước những khó khăn để tạo đà cho nhà trường có những bước đi vững chắc trong tương lai.