5 Thực hiện chế độ chính
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1 Kết luận
Trong khuôn khổ của luận văn thạc sỹ, tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu của quá trình xây dựng, phát triển và mục tiêu nâng cấp lên Đại học Y Dược Thanh Hoá vào năm 2018.
Với vị trí là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao cho ngành y tế trong tỉnh và trong khu vục thì việc hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn là một đòi hỏi cấp bách. Vì vậy các kết quả nghiên cứu của đề tài được trình bày trong luận văn thể hiện với những nội dung cụ thể:
+ Trước hết luận văn đã hệ thống các cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đào tạo nói chung và quản lý đào tạo ở Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá nói riêng. Trong phần này, tác giả đã phân tích làm rõ đặc điểm của công tác quản lý đào tạo qua đó làm rõ mục tiêu, nội dung đào tạo và các mối liên kết trong đào tạo và quản lý công tác đào tạo.
+ Luận văn đã đi sâu đánh giá thực trạng quản lý đào tạo tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hoá. Từ việc phân tích các kết quả và thành tựu đã đạt được của nhà trường, tác giả đã đi sâu chỉ ra những tồn tại cần giải quyết trong công tác quản lý đào tạo, thể hiện ở các mặt hoạt động cụ thể như:
- Quá trình quản lý kế hoạch đào tạo - Quản lý nội dung, chương trình đào tạo
- Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức đào tạo - Công tác quản lý đội ngũ giảng viên
- Công tác quản lý cơ sở vật chất - Công tác quản lý học sinh, sinh viên
+ Từ việc đánh giá những khó khăn tồn tại trong thực trạng đào tạo, tác giả đã đề xuất 08 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đạo tạo tại Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa.
Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý , giảng viên về
sự cần thiết tăng cường công tác quản lý đào tạo
Giải pháp 2: Tăng cường quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
Giải pháp 3: Xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chi tiết, khoa học Giải pháp 4: Tổ chức, chỉ đạo quá trình đào tạo
Giải pháp 5: Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo
Giải pháp 6: Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên
Giải pháp 7: Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo Giải pháp 8: Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở y tế để tạo
môi trường cho học sinh sinh viên học tập lâm sàng
Tác giả đã chỉ rõ mục tiêu, nội dung và việc thực hiện từng giải pháp cụ thể. Trong chỉ đạo chung cần phải tổ chức phương hướng thực hiện tốt các giải pháp; động viên tính tự giác tích cực của cán bộ, giáo viên, học sinh, đồng thời cần phải có quy định cụ thể, có thanh tra, kiểm tra, đánh giá một cách khách quan các hoạt động đào tạo cả định tính và định lượng.
2. Kiến nghị
Qua kết quả nghiên cứu, để góp phần nâng cao hiệu quả quả lý đào tạo trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa, tác giả có một số kiến nghị sau:
- Đề nghị sớm bổ sung, chỉnh lý chương trình đào tạo nhóm ngành sức khỏe cho phù hợp với nhu cầu thực tế.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động đào tạo của các trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp đào tạo nhóm ngành sức khỏe vì đây là nhóm ngành liên quan trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người.
Đối với Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa: