5 Thực hiện chế độ chính
3.4 Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp
Luận văn đã đề xuất 08 giải pháp đối với công tác quản lý đào tạo của trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa đáp ứng được yêu cầu xây dựng, phát triển của nhà trường tiến tới nâng cấp lên đại học vào năm 2018. Để đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất, tác giả tiến hành thăm dò thu thập thông tin đánh giá sự cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đề xuất. Trên cơ sở đó, giúp tác giả điều chỉnh lại giả pháp chưa phù hợp và khẳng định độ tin cậy của các giải pháp được mọi người đánh giá cao.
Tác giả tiến hành thăm dò 74 người, trong đó bao gồm: - Ban Giám hiệu: 03 người
- Cán bộ quản lý: 21 người
- Giảng viên trong trường: 50 người
Nội dung thăm dò tập trung vào 2 vấn đề chính:
Thứ nhất: Các giải pháp đề xuất có thực sự cần thiết đối với công tác
Thứ hai: Trong điều kiện hiện tại, các giải pháp đề xuất có khả thi
đối với công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa hiện nay không?
Kết quả khảo sát như sau:
Bảng 3.1. Kết quả thăm dò sự cần thiết của các giải pháp
TT Các giải pháp đề xuất
Ý kiến đánh giá mức độ cần thiết Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Không cần thiết SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý , giảng viên về sự cần thiết tăng cường công tác quản lý đào tạo
43 58.1 29 39.2 2 2.7 0 0
2
Tăng cường quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
36 48.6 37 50 1 1.4 0 0
3
Xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chi tiết, khoa học
61 82.4 13 17.6 0 0 0 0
4 Tổ chức, chỉ đạo quá
trình đào tạo 39 52.7 33 44.6 2 2.7 0 0
5
Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo
46 62.1 27 36.5 1 1.4 0 0
6
Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên
34 46 36 48.6 4 5.4 0 0
7
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
8
Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở y tế để tạo môi trường cho học sinh sinh viên học tập lâm sàng
30 40.5 39 52.7 5 6.8 0 0
Tổng kết 330 55.8 247 41.7 15 2.5 0 0
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 3.1 cho thấy những người được hỏi đều có sự đánh giá cao về sự cần thiết của các giải pháp đề xuất. Trong đó ý kiến đánh giá rất cần thiết và cần thiết chiếm tỉ lệ cao (97.5 %). Điều này chứng tỏ các giải pháp đề xuất là cần thiết trong việc tăng cường công tác quản lý đào tạo ở trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Số ý kiến đánh giá ở mức ít cần thiết và không cần thiết chiếm tỉ lệ nhỏ (2.5 %).
Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các giải pháp
TT Các giải pháp đề xuất
Ý kiến đánh giá mức độ khả thi Rất khả
thi Khả thi Ít khả thi Không khả thi
SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) SL TL (%) 1 Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý , giảng viên về sự cần thiết tăng cường công tác quản lý đào tạo
30 40.5 33 44.7 9 12.1 2 2.7
2
Tăng cường quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo
28 37.8 39 52.7 7 9.5 0 0
3
Xây dựng kế hoạch đào tạo một cách chi tiết, khoa học
41 55.4 32 43.2 1 1.3 0 0
trình đào tạo 5
Tăng cường kiểm tra đánh giá hoạt động đào tạo
24 32.4 31 41.9 14 18.9 5 6.8
6
Đổi mới công tác tuyển dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ giảng viên
26 35.1 27 36.5 15 20.3 6 8.1
7
Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo
32 43.2 32 43.2 7 9.5 3 4.1
8
Tăng cường hợp tác, liên kết với các cơ sở y tế để tạo môi trường cho học sinh sinh viên học tập lâm sàng
28 37.8 34 45.9 9 12.2 3 4.1
Tổng cộng 242 40.9 265 44.8 66 11.1 19 3.2
Qua kết quả khảo sát ở Bảng 3.2 cho thấy: thăm dò đánh giá về tính khả thi của các giải pháp đề xuất có thấp hơn so với thăm dò về tính cần thiết. Tuy nhiên các giải pháp đề xuất đều có tính khả thi. Điều này có nghĩa các giải pháp đưa ra phù hợp với hoàn cảnh thực tế của trường trong giai đoạn hiện nay.
Như vậy về mặt lý thuyết cũng như thực tế đã có đủ cơ sở để thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý đào tạo tại trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa.
Kết luận chương 3
Trên cơ sở khảo sát thực trạng, tác giả đã đưa ra được 08 giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý đào tạo của trường Cao đẳng Y tế Thanh
Hóa. Tác giả đã đề xuất các giải pháp với mục tiêu, nội dung, cách thức thực hiện một cách cụ thể.
Để đảm bảo các giải pháp được đề xuất có tính cần thiết, tính khả thi, tác giả đã tiến hành lấy ý kiến Ban Giám hiệu, cán bộ quả lý các phòng banm bộ môn và các giảng viên có trình độ, kinh nghiệm trong công tác đào tạo của trường. Kết quả thăm dò cho thấy các giải pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, có tính cần thiết và tính khả thi cao. Điều này cho thấy, các giải pháp này thực hiện đồng bộ, khoa học sẽ tác động mạnh làm chuyển biến, nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý đào tạo cho nhà trường.