Tăng cường quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 78 - 79)

5 Thực hiện chế độ chính

3.2.2.Tăng cường quản lý mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo

3.2.2.1. Mục tiêu giải pháp

Trong công tác quản lý đào tạo thì khâu quản lý mục tiêu đào tạo được coi là khó khăn nhất. Hiệu quả quản lý khâu này sẽ quyết định trực tiếp đến toàn bộ hoạt động đào tạo và chất lượng đào tạo. Mục tiêu của trường hiện nay là đào tạo cán bộ y tế có chất lượng cao đáp ứng nguồn nhân lực cho ngành y tế và cộng đồng. Để việc quản lý mục tiêu được chặt chẽ thì nhà trường cấn phải pháp quy hóa thành các văn bản hướng dẫn về quy trình như quan rlys mục tiêu đào tạo.

3.2.2.2. Nội dung của giải pháp

Nhà trường xác định mục tiêu đào tạo thông qua hoạt động khoa học. Xác định mục tiêu phải dựa vào chức năng của trường. Trên cơ sở mục tiêu chung của nhà trường đã xác định, các bộ môn xác định mục tiêu đào tạo chuyên biệt của từng chuyên ngành bằng văn bản với phòng Quản lý đào tạo. phòng quản lý đào tạo xem xét đề nghị trình ban giám hiệu phê duyệt.

Các mục tiêu được cụ thể hóa bằng các chương trình, nội dung đào tạo, thời gian, không gian thực hiện cụ thể cho từng chuyên ngành.

Mục tiêu đào tạo cần được điều chỉnh kịp thời, chú trọng bổ sung kiến thức mới phù hợp với thực tiễn xã hội.

Xuất phát từ mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình đào tạo của nhà trường cần đáp ứng:

+ Nội dung, chương trình giảng dạy phải thực tế, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành y tế đảm bảo cân đối

giữa lý thuyết, thực hành, lâm sàng. Thường xuyên chỉnh sửa, cập nhật thông tin, kỹ thuật mới.

+ Nội dung môn luôn bám sát chương trình khung của Bộ Giáo dục đào tạo quy định. Việc đổi mới nội dung và chương trình đào tạo phù hợp với mục tiêu là hết sức cần thiết.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

Phổ biến đến cán bộ giáo viên chương trình đào tạo, mục tiêu, kế hoạch đào tạo trong năm học tới, phân công nhiệm vụ cụ thể cho giảng viên giảng dạy. Lập kế hoạch cá nhân tới từng giảng viên, chuẩn bị tốt đội ngũ giảng viên thỉnh giảng, cộng tác viên…làm cơ sở thực hiện kế hoạch đào tạo.

Xây dựng ban hành và tổ chức thực hiện quy định của trường về các hoạt động sư phạm từ các khâu soạn bài, bài giảng, đề cương chi tiết, đánh giá kết quả học tập, nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy.

Theo dõi, kiểm tra thường xuyên việc thực hiện chương trình đào tạo, tiến độ thực hiện kế hoạch đào tạo. Phải có phương án thống kê đầy đủ, chính xác khối lượng công tác của từng giảng viên, đảm bảo đúng tiến độ chương trình.

Phát huy vai trò, nâng cao trách nhiệm của phòng Quản lý đào tạo, ban kiểm tra đào tạo trong việc kiểm tra đánh giá nội dung chương trình đào tạo của từng bộ môn và mỗi giáo viên.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 78 - 79)