Khái quát chung về trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 43 - 49)

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa là cơ sở đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế Thanh Hóa. Tiền thân là trường Y sỹ Thanh Hóa, được thành lập từ ngày 08/9/1960. Trải qua 55 năm xây dựng và phát triển, vượt nhiều khó khăn, gian khổ, đến nay trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa có nhiều bước tiến đáng kể trong sự nghiệp giáo dục, đào tạo cán bộ y tế góp phần phục vụ chăm sóc tốt sức khỏe nhân dân trong tỉnh Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Quá trình phát triển của nhà trường có thể rút gọn thành 3 thời kỳ lớn:

- Giai đoạn từ năm 1960-1981

Trong thời kỳ chống Mỹ cứu nước, trường Y sỹ Thanh Hóa được thành lập ngày 08/9/1960 với điều kiện hết sức khó khăn. Trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất, trường vẫn tiếp tục sự nghiệp vừa đào tạo cán bộ phục vụ cho ngành y tế , vừa tiếp tục góp phần tham gia chiến đấu. Tháng 2/1968 chính phủ cho phép thành lập phân hiệu Đại học Y Thanh Hóa đào tạo bác sỹ hệ chuyên tu và biên chế chuyên tu hệ xã.

Năm 1971, Bộ Y tế ra quyết định 1917 ngày 23/6/1971 chuyển các lớp ra trường Đại học Y Thái Bình.

- Giai đoạn 1981-2004

Ngày 21/2/1981 Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định 62/CP nâng cấp trường Y sỹ Thanh Hóa thành trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trong điều kiện Miền Nam mới được giải phóng, đất nước mới thống nhất, tập thể Cán bộ giảng viên của trường đã nỗ lực phấn đấu vượt qua gian khó hoàn thành tốt nhiệm vụ đào tạo đội ngũ cán bộ Y tế, góp phần đáp ứng được

yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của Tỉnh trong những năm đầu mới giải phóng.

Năm 1997, thủ tướng ra quyết định số 997 ngày 24/9/1997 thành lập trường Đại học Hồng Đức trên cơ sở ba trường Cao đẳng: Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật, Cao đẳng sư phạm, Cao đẳng Y tế Thanh Hóa. Trường cao đẳng Y tế Thanh Hóa trở thành khoa Y của trường Đại học Hồng Đức cho đến năm 2004.

- Giai đoạn 2004 đến nay

Tháng 5/2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo ra quyết định số 2360/QĐ BGD&ĐT tái thành lập Trường Cao đẳng Y tế. Đây là trường công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế. Cơ sở của trường tại Phường Đông Vệ - Thành phố Thanh Hóa.

Quy mô đào tạo của trường hiện nay là hơn 6000 sinh viên. Sứ mạng của nhà trường là đào tạo cán bộ Y tế có chất lượng cao, là trung tâm nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, đáp ững nguồn nhân lực cho ngành y tế và cộng đồng về chăm sóc sức khỏe nhân dân Thanh Hóa và các tỉnh khác.

2.1.2. Nhiệm vụ của trường Cao đẳng Y tế Thanh Hóa

Căn cứ vào nhu cầu ngành nghề xã hội, định hướng kế hoạch đào tạo của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa, căn cứ vào chính sách chiến lược của ngành, Đảng, Nhà nước, ngành Y tế để xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường. Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ với các phương thức đào tạo đa dạng, kế hoạch, nghiên cứu khoa học và tổ chức thực hiện khi quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Đào tạo nguồn nhân lực có trình độ Cao đẳng, trung cấp, bồi dưỡng ngắn hạn cho các chuyên ngành: Điều dưỡng đa khoa, Điều dưỡng sản phụ

khoa, Dược, Xét nghiệm, Kỹ thuật hình ảnh, Y sỹ, Nữ hộ sinh, Cao đẳng điều dưỡng, Y tá thôn bản, Cô đỡ thôn bản.

Xây dụng chương trình, nội dung đào tạo, kế hoạch giảng dạy, học tập lý thuyết, thực hành, lâm sàng cho các chuyên ngành trên cơ sở chương trình khung của Bộ Giáo dục và đào tạo. Tổ chức biên soạn, thẩm định các giáo trình, bài giảng, bảng điểm tài liệu học tập của trường.

Tổ chức tuyển sinh: thực hiện các quy chế về tổ chức đào tạo, công nhận tốt nghiệp, cấp phát văn bàng, chứng chỉ và chịu sự kiểm định chất lượng của nhà nước. Thực hiện các quy định, chính sách, chế độ của nhà nước đối với Học sinh sinh viên.

Tổ chức cho Học sinh sinh viên đi thực tập tốt nghiệp , thực tế cơ sở, lâm sàng vòng II, tại các cơ sở y tế trong và ngoài tỉnh.

Quản lý cán bộ, giảng viên, viên chức, tài sản, hồ sơ theo quy định của nhà nước.

Mục tiêu phát triển của trường: Xây dựng nhà trường trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Y tế, có khả năng hội nhập và hợp tác quốc tế, có khả năng tham gia vào các hoạt động khoa học công nghệ góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân trong tỉnh và trong khu vực.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

- Ban giám hiệu:

+ Hiệu trưởng

+ Hiệu phó (Phụ trách Đào tạo, Khảo thí)

+ Hiệu phó (Phụ trách Tổ chức Hành chính, Tài vụ ) + Hiệu phó (Phụ trách công tác Học sinh sinh viên, Đoàn thể)

+ Phòng Quản lý Đào tạo + Phòng Tổ chức Hành chính + Phòng Tài vụ

+ Phòng Công tác học sinh sinh viên + Phòng Khảo thí và kiểm định

+ Phòng Khoa học và quan hệ Quốc tế + Trung tâm Sau đại học

+ Trung tâm khoa học lâm sàng + Trung tâm Thông tin thư viện - Các bộ môn chuyên môn:

+ Bộ môn Nội + Bộ môn Ngoại + Bộ môn Sản + Bộ môn Nhi

+ Bộ môn Truyền nhiễm + Bộ môn Chuyên khoa + Bộ môn Y tế Công cộng + Bộ môn Hình ảnh

+ Bộ môn Dược – Y học cổ truyền + Bộ môn Tiền lâm sàng

+ Bộ môn Y cơ sở I + Bộ môn Y cơ sở II + Bộ môn Ngoại ngữ + Bộ môn Toán Tin

- Sơ đồ 2.1: Tổ chức bộ máy ( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)

Ban giám hiệu

Các bộ môn Các phòng ban Các trung tâm Hiệu trưởng Hiệu phó phụ trách đào tạo, Khảo thí Hiệu phó phụ trách tổ chức hành chính, Tài vụ Hiệu phó phụ trách công HSSV, Đoàn thể Bm Nội Bm Ngoại Bm Nhi Bm Sản Bm Truyền nhiễm Bm Chuyên khoa Bm Y tế CC Bm Dược- YHCT Bm Tiền lâm sàng Bm Hình ảnh Bm Y cơ sở I

Trung tâm Thông tin thư viện Trung tâm Khoa học

lâm sàng Trung tâm Sau đại học

Phòng Khảo thí và kiểm định Phòng Khoa h c vọ à

quan h Qu c tệ ố ế

Phòng Công tác Học sinh – Sinh viên Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Khoa học và quan hệ Quốc tế Phòng Tổ chức – Hành chính Phòng Quản lý Đào tạo Bm LL Chính trị - Bm Toán tin Bm Ngoại ngữ Bm Y cơ sở II

- Các chuyên ngành đào tạo:

 Hệ cao đẳng:

+ Cử nhân Điều dưỡng đa khoa

+ Cử nhân Điều dưỡng chuyên ngành sản phụ khoa + Cử nhân Kỹ thuật Hình ảnh Y học

+ Cử nhân Kỹ thuật Xét nghiệm + Cử nhân Dược  Hệ trung cấp + Y sỹ đa khoa + Điều dưỡng + Nữ hộ sinh + Kỹ thuật xét nghiệm + Dược + Nha khoa  Hệ đào tạo ngắn hạn + Chuyển đổi điều dưỡng + Y tế học đường

+ Y tá thôn bản + Cô đỡ thôn bản - Các cơ sở liên kết đào tạo

+ Đại học Y Hà Nội + Đại học Hải Phòng + Đại học Y Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Một số giải pháp quản lý công tác đào tạo ở trường cao đẳng y tế thanh hóa (Trang 43 - 49)