8. Bố cục của đề tài
3.2.1.4. Khả năng chấp nhận và tiếp cận phòng đọc ảo của độc giả
Với tư cách là một hình thức tổ chức khai thác, sử dụng TLLT còn nhiều mới lạ và phức tạp do yếu tố công nghệ chi phối, phòng đọc ảo chỉ có thể đạt được hiệu quả khi triển khai xây dựng và đi vào hoạt động nếu độc giả có khả năng chấp nhận và khả năng tiếp cận. Điều này càng trở nên quan trọng bởi công tác tổ chức khai thác, sử dụng TLLT luôn đặt ra mục tiêu đáp ứng nhu cầu của xã hội nói chung và nhu cầu chính đáng của mọi cá nhân nói riêng. Cụ thể, việc đánh giá khả năng chấp nhận phòng đọc ảo đồng nghĩa với việc phân tích nhu cầu khai thác, sử dụng TLLT qua mạng diện rộng. Khả năng tiếp cận phòng đọc ảo đồng nghĩa với khả năng hiểu và khả năng thực hiện các thao tác tìm kiếm, đọc và tải về TLLT của phòng đọc. Trong đó, việc đánh giá cũng như đảm bảo khả năng hiểu và thực hiện các thao tác trên cần được quan tâm đặt lên hàng đầu. Bởi lẽ, khi TLLT được đưa ra phục vụ khai thác trên mạng diện rộng thì đối tượng độc giả cũng đã dạng hơn về độ tuổi, ngành nghề, trình độ văn hóa... Trong khi đó, cách tổ chức tài liệu đối với các loại hình TLLT lại phức tạp và mang tính chuyên ngành. Thực tế này phần nào gây khó khăn cho độc giả (đặc biệt là đối tượng độc giả phổ thông) khi tiếp cận phòng đọc. Do đó, yêu cầu đặt ra khi xây dựng phòng đọc ảo chính là giao diện của website được thiết kế thân
105
thiện với người dùng, tài nguyên thông tin được tổ chức logic và khoa học, chuyên mục hỗ trợ độc giả trực tuyến được thực hiện nghiêm túc...
3.2.2. Các điều kiện hỗ trợ