Vấn đềảnh hưởng của thảm thực vật, đặc biệt là rừng đối với chếđộ nước sông ngòi là một vấn đề
luôn luôn được đặt ra và có một ý nghĩa vô cùng to lớn về mặt lý thuyết cũng như thực tế.
Ngày nay vấn đề trồng rừng, khai thác rừng càng đáng quan tâm khi vấn đềảnh hưởng của rừng đối với việc tính toán một số thành phần dòng chảy, về việc đánh giá lượng nước sông và lựa chọn sông tương tự v.v.. đang có nhiều phức tạp. Sự khó khăn trong việc đánh giá định lượng và định tính các ảnh hưởng đó
đã nảy sinh nhiều mâu thuẫn trong nghiên cứu và trở thành đối tượng của nhiều cuộc tranh cãi. Các kết luận
đưa ra vẫn còn nhiều mâu thuẫn. Một số nhà nghiên cứu chỉ xem xét một vài đặc trưng của dòng chảy và tổng thể dòng chảy nói chung. Một số khác xét riêng sông lớn, sông nhỏ và cả các sườn dốc có rừng trên các vùng đất, lãnh thổđịa lý khác nhau và các yếu tố khác nữa rồi khái quát kết quảđểđi đến kết luận.
Nhưng tựu trung hiện nay có một vấn đềđã đạt được sự thống nhất tương đối là các đặc trưng dòng chảy (chuẩn dòng chảy năm, dòng chảy cực đại, dòng chảy cực tiểu, phân bố dòng chảy trong năm) giữa lưu vực lớn và lưu vực bé cần được phân biệt.
46
Ảnh hưởng của rừng và các dạng thực vật khác đến chếđộ chung của dòng chảy và một sốđặc trưng của nó có thể tóm gọn lại như sau:
- Thảm thực vật giữ lại một phần nước mưa và làm tăng tổn thất qua bốc hơi. - Thảm thực vật hấp thụ nước từđất và thoát hơi qua mặt lá gây tổn thất.
- Thảm thực vật, đặc biệt là rừng che phủđất đai làm giảm độ nóng và làm giảm sự bốc hơi từđất. - Trong rừng chuẩn dòng chảy năm tăng lên.
- Thảm thực vật làm tăng độ nhám bề mặt lưu vực, làm giảm vận tốc dòng chảy mặt và làm tăng độ
thấm.
- Thảm thực vật có khả năng thay đổi cấu trúc đất đai và các tính chất thủy lý của đất. Ta xét đến một số chức năng của rừng trong vai trò đối với chuẩn dòng chảy năm.
Ảnh hưởng của rừng đến lượng mưa tạo nên dòng chảy sông ngòi thể hiện qua hai hướng: Nhờ rừng nên độ nhám bề mặt lưu vực tăng ngăn dòng vận chuyển khối khí theo chiều thẳng đứng và mưa ở rừng nhiều hơn so với khoảng trống trong cùng một điều kiện thành tạo.
Theo các nghiên cứu thực nghiệm thì có rừng lượng mưa tăng lên khoảng 20-25% so với khoảng trống cùng trong một điều kiện khí hậu, tuy nhiên lượng nước bị thân và lá cây giữ lại cũng chiếm khoảng 20- 25% nên dòng chảy mặt nói chung không tăng lên, nhưng dòng chảy ngầm tăng và giữ lại trong đất đai và là nguồn nước bổ sung cho lưu vực sông ngòi.
Thành phần tổn thất nước trên lưu vực sông ngòi có rừng lớn hơn khoảng trống do bốc hơi. Lượng tổn thất này chiếm khoảng 8-10%. Do rừng có hệ số ma sát lớn nên giảm vận tốc dòng chảy, trong thời gian đó nước có thể tăng thời gian thấm nên cũng dẫn tới việc giảm lượng nước mặt.
Mức độ che phủ
Tuy vậy nếu xét một lưu vực kín thì lượng nước mưa tạo thành sẽ chuyển sang hoặc nước mặt, hoặc nước ngầm nên tựu trung chuẩn dòng chảy năm tại những khu vực có rừng là tăng lên. Lượng dòng chảy phụ thuộc vào độ che phủ và lượng mưa (H.4.4).
Để nghiên cứu ảnh hưởng của rừng đến chuẩn dòng chảy năm có thể sử dụng hệ số tương đối:
v i
Y Y
K = (4.21) với K - hệ sốảnh hưởng của rừng tới dòng chảy, Y i - lớp nước trung bình nhiều năm của lưu vực, Y v - lớp nước trung bình nhiều năm của vùng.