Nguồn nước trên Trái Đất

Một phần của tài liệu Tính toán thuỷ văn (Trang 172 - 173)

7. 8.2 Phương pháp xác định quá trình lũ

11.1.1. Nguồn nước trên Trái Đất

Theo nguồn gốc phát sinh thì nước trên Trái Đất có hai loại: nước sơ sinh và nước khí tượng. Nước sơ

sinh được tạo thành bởi các dung dịch thủy nhiệt từ lòng sâu Trái Đất phun lên tụ lại. Nước khí tượng là nước tự nhiên, có chu trình tuần hoàn trong khí quyển, thủy quyển, địa quyển qua các quá trình bốc hơi - mưa - bốc hơi. So với nước khí tượng, nước sơ sinh có khối lượng rất nhỏ. Ngày nay, nhờ những thành tựu khoa học về trắc địa, thủy văn, khí tượng, con người có thểước lượng được khối lượng nước trên Trái Đất. Lượng nước trên Trái Đất gồm nước trên bề mặt Trái Đất và nước dưới đất.

Nguồn nước trên bề mặt Trái Đất là 1454.106km3 trong đó đại dương là 13700.106km3, còn lại là nước trên sông hồ, đầm lầy, nước băng tuyết ở địa cực. Trong phạm vi bề dày vỏ Trái Đất 16km, lượng nước ngầm khoảng 400.106km3, không kể nước liên kết trong các nham thạch là khoảng 1800.106km3. Ngoài ra một phần nước ở dạng hơi chứa trong tầng khí quyển quanh Trái Đất.

Trong quá trình tuần hoàn của nước, mỗi năm mặt biển bốc hơi chừng 449.000 km3, lục địa khoảng 71.100 km3. Hơi nước từ biển theo gió vào lục địa hàng năm gây mưa khoảng 108.400 km3 nước. Như vậy dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm hàng năm chảy từ lục địa ra biển khoảng 37.000 km3.So với tổng lượng nước chung trên Trái Đất thì lượng nước này không đáng kể, nhưng nó lại có ý nghĩa vô cùng quan trọng

Nguồn nước sử dụng của con người phân bố không đều theo không gian và thời gian. Theo không gian, do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, mặt đệm từng nơi mà lượng mưa có thể rất khác nhau. Nơi mưa nhiều lượng mưa năm có thể mấy ngàn mm, nơi mưa ít chỉ vài trăm mm, thậm chí không mưa. Thí dụ

lượng mưa trung bình tại Haoai 12.092, Rê-uy-ni- ông 12.000 mm, Ca-mơ-run 10.470 mm và một số vùng xích đạo là những nơi mưa nhiều.

Ở Việt Nam, mưa rất phong phú, tâm mưa Bắc Quang thuộc thung lũng sông Lô, lượng mưa năm biến

đổi từ 1.500 đến 2.500mm. Mưa rất ít là các vùng sa mạc, lượng mưa năm thường dưới 100mm. Trên toàn Trái Đất lượng mưa năm bình quân là 880mm, trên các lục địa từ 670 đến 750mm.

Về bốc hơi bình quân năm trên các đại dương 930 đến 1.070mm, trên lục địa từ 420 đến 500 mm. Như

vậy, trên đại dương, lượng bốc hơi hàng năm lớn hơn lượng nước đến 100 mm, còn trên lục địa, lượng mưa lớn hơn lượng bốc hơi đến 250 mm.

Lượng nuớc thừa trên lục địa chính là lượng dòng chảy trên các dòng suối chảy ra đại dương. Do mưa phân bố không đều mà lượng dòng chảy trên các sông suối cũng phân bố không đều. Trong 144,5. 106 km2 lục địa, có 6.106 km2 hoàn toàn không có dòng chảy. Một ít ao hồở những vùng đó chủ yếu là do nước ngầm cung cấp nên nước tương đối mặn.

Vùng dòng chảy rất nghèo chiếm khoảng 32 triệu km2, trong đó châu Âu và châu Á 18 triệu km2, châu Phi 9 triệu km2,châu Úc 4 triệu km2, còn lại là một số vùng châu Nam Mỹ.

Vùng có dòng chảy rất phong phú thuộc lưu vực của 21 con sông từ 10 vạn km2 đến 1 triệu km 2 chiếm hết 28,4 triệu km2. Sông Hồng và sông Mê Kông cũng thuộc loại sông vừa có lượng dòng chảy lớn.

Theo thời gian, sự phân bố không đồng đều thể hiện đặc tính biến đổi theo mùa của mưa và dòng chảy, đó là mùa mưa và mùa khô hay mùa lũ và mùa kiệt. Mùa mưa, lũ cũng là mùa nước hay gây úng. Mùa khô, kiệt cũng là mùa thiếu nước cho con người.

Mức độ phát triển kinh tế không đều trên thế giới khiến cho nhu cầu sử dụng nước cũng không giống nhau giữa các nước, các khu vực. Vấn đề thừa nước, thiếu nước trở thành vấn đề quan trọng đối với sự phát triển của loài người hiện tại và tương lai.

Một phần của tài liệu Tính toán thuỷ văn (Trang 172 - 173)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(187 trang)