7. 8.2 Phương pháp xác định quá trình lũ
11.2.3. COD, TOD, TOC
1. COD là nhu cầu ôxy hoá học tức nhu cầu ôxy hoá cần thiết cho ôxy hoá học các chất trong một đơn vị mẫu nước (mg/l). Nếu biết được phương trình phản ứng hoá học thì có thể tính được lượng COD theo lý thuyết. Thí dụ ôxy hoá 1.000mg phênol:
C6H5OH7+7O2™ CO2+3H2O COD lý thuyết =(1.000)(224)/94 = 2.383mg.
Không phải tất cả các chất hữu cơđều dễ dàng bị ôxy hoá học. Các loại đường, các chất béo có cấu trúc mạch phân nhánh thường dễ bị ôxy hoá hoàn toàn. Còn benzen, toluen không bị ôxy hoá. Các axít amin, các axít có cấu trúc mạch thẳng có thể hoàn toàn bị ôxy hoá khi có chất xúc tác là sunfat nhôm(Ag2SO4) tham gia.
Ngoài các tính lý thuyết, COD cũng có trong sổ tay ''Những phương pháp tiêu chuẩn để kiểm tra chất lượng nước và nước thải''.
2. TOD là nhu cầu ôxy tổng cộng, cần thiết cho hai quá trình ôxy sinh học (BOD) và ôxy hoá học (COD). Đơn vị mg/l.
3. TOC là tổng số các bon hữu cơ trong một đơn vị mẫu nước. TOC được xác định nhờ dụng cụ phân tích các bon.
Trong thí nghiệm này, một mẫu nước, hoặc nước thải được đưa vào một ống với nhiệt độ từ 900 đến 1.000 0C, nước sẽ bốc hơi, các chất có các bon sẽ bị ôxy hoá hoàn toàn nhờ chất xúc tác Cô ban và luồng ôxy thổi qua. Luồng khí gồm CO2' O2, hơi nước sẽđược dẫn đến bình ngưng tụ, còn khí CO2, O2 tiếp tục dẫn đến máy phân tích hồng ngoại. Lượng các bon hữu cơ sẽđược xác định và vẽ trên biểu đồ bằng bộ
phận tự ghi.