Trên lãnh thổ Việt Nam hàng năm tiếp nhận một lượng mưa trung bình là 1900 mm, tính ra khối lượng là 634 tỷ m3 nước. Trong đó đi vào hình thành dòng chảy sông ngòi là 953 mm hoặc 316 tỷ m3 nước, như vậy hệ số dòng chảy là 0,50. Trong đó toàn bộ dòng chảy trong sông ngòi chiếm khoảng 34% hay 107 tỷ m3 nước hay 324mm, còn lại 66% là dòng chảy mặt bằng khoảng 629 mm hay 209 tỷ m3 nước. Dự trữ ẩm trong đất là 426 tỷ m3 nước hoặc 67% của mưa (1285 mm). Việt Nam thuộc vào nhóm những nước có tài nguyên nước tại chỗ giàu có, ngoài ra còn thu nhập nguồn nước ngoại lai từ Trung Quốc, Lào, Campuchia là 132,8 tỷ m3/năm. Đặc biệt đối với hai đồng bằng Bắc Bộ và Cửu Long, chúng ta không thể
tiến hành nông nghiệp thâm canh nếu không có nguồn nước này vào mùa khô, song vào mùa lũ nguồn nước này cũng gây ra những khó khăn không nhỏ.
Xét về phương diện mức đảm bảo nước tính theo đầu người, Việt Nam đứng hàng thứ 10 trong các nước châu Á với 6000 m3/năm, dòng chảy sông ngòi vào loại trung bình, song về mức đảm bảo nước ngầm lại vào loại thấp.
Nhưđã biết, Việt Nam là nước có nghề trồng lúa nước sớm ở Đông Nam á. Cho tới nay đất nông nghiệp đạt tới 5 triệu ha trong đó 80% là lúa và màu. Diện tích được tưới nước là 2,9 triệu ha, nếu ta lấy tiêu chuẩn nước là 12800 m3 cho hai vụ lúa, thì 2,9 triệu ha lúa sẽ sử dụng 37 tỷ m3 nước lấy từ sông, nghĩa là bằng 12% toàn bộ dòng chảy sông ngòi và 35% dòng chảy ngầm. Theo tiêu chuẩn của Liên Hợp Quốc (FAO) chỉ nên sử dụng 1/3 lượng nước ngầm. Điều đó xuất phát từ sự duy trì kinh tế kỹ thuật vào bảo vệ
môi trường. Do vậy, chúng ta có thể thấy rằng: giải quyết các vấn đề nước ở Việt Nam gắn liền với sựđiều hòa trong phân phối các nguồn nước mà ở một số vùng kinh tế vấn đềđó rất gay cấn.