7. 8.2 Phương pháp xác định quá trình lũ
11.1.2. Sử dụng nguồn nước mặt, nước ngầm
1. Nhu cầu sử dụng nước
Có thể phân thành hai loại nhu cầu sử dụng nước, nhu cầu nước cho sinh hoạt và nhu cầu nước cho các ngành kinh tế công nghiệp, giao thông vận tải. Ngày nay, nhu cầu nước bình quân tối thiểu cho sinh hoạt của mỗi người/ngày là 5lít. Ở các nước phát triển, nhu cầu nước mỗi người bình quân trên 500 lít/ngày. Chỉ tính ở mức nước 250 lít/ngày thì một triệu dân Hà Nội mỗi ngày cũng cần 25 vạn m3, trong năm có thể dùng cạn hai hồ chứa như hồ Suối Hai (Hà Tây), từđó cho thấy lượng nước dùng cho sinh hoạt con người không phải là nhỏ, nhất là trong các nước phát triển. Trước đây, với 4,7 tỷ dân số thế giới, nhu cầu nước sinh hoạt từ 9 đến 10 tỷ m3 mỗi ngày. Dự tính sau năm 2.000 dân số thế giới đến trên 6 tỷ người, khi đó nhu cầu nước sinh hoạt sẽ còn lớn hơn nhiều.
Nhu cầu nước cho các ngành kinh tế cũng rất lớn, chủ yếu cho công nghiệp và nông nghiệp. Đối với nông nghiệp, nước là nhu cầu thiết yếu cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Việc đảm bảo nhu cầu nước cho cây trồng có tác dụng quyết định đối với năng suất cây trồng. Vì vậy việc phát triển các biện pháp thủy lợi, đảm bảo chủ động tưới tiêu nước là rất quan trọng trong phát triển nông nghiệp. Nhu cầu nước dùng cho công nghiệp cũng rất lớn, nhất là trong các nước công nghiệp phát triển; nước dùng trong công nghiệp để rửa sạch các chất bẩn trong các vật liệu sản xuất, để nhào rửa vật liệu, làm dung môi cho các
174
phản ứng hoá học trong quy trình sản xuất, làm nguội thiết bị, làm lạnh sản phẩm... Thí dụ trong mỗi giây
đồng hồ, một nhà máy nhiệt điện 1 triệu kw cần từ 60 đến 70m3 nước để làm nguội máy. Lượng nước cần
để sản xuất ra một số loại sản phẩm công nghiệp được trình bày trong bảng sau.
Lượng nước trên chỉ mất từ 10 đến 15% trong quá trình sản xuất, còn lại nước chứa các chất bẩn, chất
độc của quá trình sản xuất sinh ra gọi là nước thải công nghiệp. Nước thải công nghiệp chưa qua xử lý tháo chảy vào nguồn nước sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm.
2. Khai thác và sử dụng nguồn nước ngày nay
Nước là một tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, con người ngày càng cố gắng khai thác, sử dụng cả nguồn nước mặt và mặt nước ngầm. Mức độ khai thác sử dụng nguồn nước hiện nay còn khác nhau giữa các nước, các khu vực.
Nguồn nước mặt được sử dụng, khai thác triệt để nhất vào mục đích phát điện. Nhiều nước trên thế
giới tỷ trọng thủy điện trong toàn sản lượng điện quốc gia đã đạt tới đỉnh cao như Thuỵ Sĩ, Na Uy, Thụy
Điển xấp xỉ 100%; Ái Nhĩ Lan, Công Gô 95%, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên 90%... Ngoài phát
điện, nguồn nước mặt đã được sử dụng rộng rãi cho nhiều mục đích khác như tưới, nuôi cá, giao thông thủy, nước dùng cho công nghiệp... Nhằm hạn chế những ảnh hưởng phân bố nguồn nước mặt không đều giữa các vùng, ngày nay đã có nhiều hệ thống công trình, kênh dẫn lớn được xây dựng để dẫn những lượng nước khổng lồ từ vùng này sang vùng khác để sử dụng.
Trong số 37.000 tỷ m3 nước tuần hoàn trên địa lục trong một năm, lượng nước chứa dưới đất đã gần 13.000 tỷ chiếm 35%. Cùng với khai thác sử dụng nguồn nước mặt, nguồn nước ngầm ngày càng được chú ý khai thác, cung cấp nước cho sinh hoạt, nước tưới cho cây trồng. Ở Hung - ga - ri đã bắt đầu khai thác một túi nước ngầm trữ lượng khoảng 4.000 tỷ m3. Những nước có nhiều công trình khai thác nước ngầm hiện nay là Liên Xô (cũ), Mỹ, Hungari,... vùng San phơ răng xít cô đã có trên 2.000 máy bơm ngầm tưới cho 54.000 héc ta. Dùng nước ngầm để cung cấp nước cho sinh hoạt thành phố thì nước nào cũng có. Một số nơi trên thế giới khai thác nước ngầm quá mức đã gây ra tình trạng sụt lún nghiêm trọng.
Tại những khu tập trung dân cư, khu công nghiệp ở những nước phát triển, nguồn nước được sử dụng triệt để nhưng tình trạng thiếu nước vẫn xẩy ra tại nhiều nơi. Ngược lại, nguồn nước đáng kể chưa được sử
dụng trong những nước kém phát triển.
Sản phẩm Đơn v(tị sấản) n phẩm Lượng n(mướ3) c cần
Nhôm 1 1500 Gang 1 31 Cao su 1 2.500 Kền 1 1.400 Thép 1 25 Dầu hoả 1 18 Giấy 1 200- 900 Sợi 1 600 Ni lông 1 2.500-3.500 Chất dẻo 1 500 Mỳ chính 1 5.000 Nước chấm 1 300 Miến 1 100 Đường 1 100 Luyện thép 1 165 Cán thép 1 140 Phân đạm 1 630 Phân lân 1 130 Vải 1.000m 50
3. Vấn đề thiếu nước
Trước đây vài thế kỷ, vấn đề thiếu nước chưa được đặt ra, vì với mức phát triển xã hội thời đó, nhu cầu nước của con người chưa phải là lớn. Hơn nữa dân số thế giới còn thấp so với hiện nay. Ngày nay hiện trạng đã khác hẳn. Dân số thế giới đầu thế kỷ XX là 1.617 triệu người và dự kiến năm 2.000 lượng nước tiêu thụ trên thế giới dùng trong tưới vào khoảng 7.000 tỷ m3, nước sinh hoạt 600tỷ m3, nước cho công nghiệp 10.700 tỷ m3, cho nhu cầu khác 400 tỷ m3.
Ngày nay, tình trạng thiếu nước, ô nhiễm nguồn nước xảy ra tại nhiều nơi. Theo thống kê hiện nay đã có 60% diện tích đất đai trên thế giới thiếu nước, thậm chí thiếu cả nước trong sinh hoạt ở mức cần thiết. 150 triệu người đang cư trú trên diện tích đó. Đểđánh giá mức độ thiếu nước trong từng khu vực trên thế
giới, hội nghị bàn về nước của các nước Xã hội chủ nghĩa họp năm 1963 tại Vacsava đã đề nghị dùng hệ số
C biểu thị mức độ thiếu nước như sau:
Hệ sốC là tỷ lệ giữa tổng lượng dòng chảy trong năm của khu vực trên tổng lượng nước tiêu thụ của khu vực đó, tính theo tiêu chuẩn 250 m3 một đầu người.
C =20 thuộc khu vực đảm bảo nguồn nước tương đối cao.
C = 20÷ 10 nguồn nước bảo đảm, nhưng phải có sự phân phối trong khu vực.
C = 10 ÷ 5 nguồn nước rất hạn chế, cần dẫn nước ở vùng khác tới.
C < 5 thiếu nước nghiêm trọng, cần có biện pháp khẩn trương cung cấp thêm.
Trong hội nghịđã đánh giá Ba Lan và Hung ga ri có C = 8, nhưng vì dân số phát triển nên đến năm 1980 C = 6 và năm 2.000 C = 4. Ở Liên Xô cũ, những nước cộng hòa như Ukraina có C = 5, năm 1980 có
C = 4 – ở những nước cộng hòa thiếu nước; Môn-đa-vi C= 40 thuộc khu vực dồi dào về nước, cần đẩy mạnh việc khai thác. Tại nhiều nơi, tình hình thiếu nước càng trầm trọng hơn do tình trạng một phần nguồn nước, chủ yếu là nước mặt bị nhiễm bẩn do các nguồn nước thải sinh hoạt và công nghiệp gây ra.