Theo mức độ sử dụng các biện pháp thủy lợi ta có thể chia các hoạt động kinh tế của con người thành 3 nhóm chính:
1) Hoạt động trên lòng sông nhằm điều hòa hay phân phối lại nguồn nước bằng cách xây dựng hồ
chứa, xây đập hoặc chuyển dòng.
2) Thay đổi tương quan giữa các thành phần cán cân nước như tưới tiêu, khử mặn... 3) Hỗn hợp do việc điều tiết dòng chảy vì nhiều mục đích khác nhau.
Hồ chứa đảm bảo điều tiết sự phân phối không đồng đều của dòng chảy để phục vụ kinh tế dân sinh. Việc tưới tiêu thường làm tăng hoặc giảm dòng chảy ngầm, việc chuyển dòng làm tăng lượng nước ở
48
Trong việc khai thác sử dụng nước cũng có nhiều mâu thuẫn, như thủy điện cần sựđiều hòa nguồn nước để khai thác đều đặn trong năm, còn ngư nghiệp thì cần đảm bảo chếđộ nước tự nhiên để duy trì sự
cân bằng sinh thái.
Việc khai khẩn đất hoang trên bề mặt lưu vực làm tăng độ thấm của đất dẫn đến việc tăng dòng chảy ngầm và giảm dòng chảy mặt.
Vậy những hoạt động cụ thể của con người trên bề mặt lưu vực có hai hướng:
1) Tăng dòng chảy năm như trồng rừng đầu nguồn, chuyển nước sông từ nơi khác về qua hệ thống thủy lợi.
2) Giảm dòng chảy mặt và tăng dòng chảy ngầm như việc xây dựng hồ chứa, khai khẩn đất hoang, khai thác rừng và tưới tiêu cho nông nghiệp, cải tạo đầm lầy v.v..
Như vậy ảnh hưởng của các hoạt động kinh tế của con người tác động tới dòng chảy năm rất lớn và không đơn giản nên khi khai thác tài nguyên nước trên lưu vực cần có tính toán cụ thể đểđảm bảo việc phục hồi và tái tạo nó theo hướng phát triển bền vững.