7. 8.2 Phương pháp xác định quá trình lũ
11.4.1. Chất lượng nước dùng
Mỗi ngành dùng nước yêu cầu một chất lượng nước khác nhau. Đối với phát điện và chống lũ, do các công trình trên sông thường nằm ở thượng lưu các nguồn sinh ra chất ô nhiễm, nên có thể ít chú ý đến các chất ô nhiễm và ảnh hưởng của chúng tới chất lượng nước.
Đối với nước tưới, cần chú ý hơn đến chất lượng vì các khu tưới và đất canh tác thường tập trung ở hạ
được đo bằng tổng số chất rắn hòa tan (TDS) trong nước. TDS ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của cây trồng. Khi TDS lớn hơn 1.000mg/l tốc độ phát triển của cây sẽ bị hạn chế rõ rệt. Thông số khác là độ kiềm, biểu thị qua chỉ số hấp thụ Natri (Na) của nước, đây cũng là thông số quan trọng của chất lượng nước tưới.
Đối với nước dùng cho sinh hoạt đòi hỏi chất lượng phải đặc biệt cao hơn các ngành dùng nước khác vì có liên quan trực tiếp tới sức khoẻ của con người. Hiện nay việc cung cấp nước cho sinh hoạt trong các nước phát triển và các nước đang phát triển có những đặc điểm khác nhau: Trong những nước phát triển,
đa số dân cư dùng nước cung cấp từ các nhà máy cấp nước. Lượng nước này lấy từ nguồn nước mặt hoặc nước ngầm, đã qua một quá trình lọc và xử lý làm sạch đặc biệt. Ngược lại trong các nước đang phát triển và kém phát triển nguồn nước mặt vẫn còn được dùng chủ yếu và trực tiếp trong sinh hoạt của phần lớn dân cư không qua xử lý ô nhiễm. Từđặc điểm này cho thấy nguồn nước mặt ở những nước đang phát triển phải
được bảo vệ và phải đảm bảo chất lượng cao hơn so với yêu cầu chất lượng thông thường ở các nước phát triển.
Để bảo vệ sức khoẻ con người, nước cung cấp cho sinh hoạt cần hoàn toàn tinh khiết, không màu không mùi, không có các vi khuẩn gây bệnh và duy trì mức thấp nhất các chất hữu cơ, vô cơ trong nước.
Chất lượng nước dùng cho công nghiệp có hai mức độ khác nhau: nước có chất lượng cao dùng trong các quá trình chưng cất công nghiệp hoá học đun, hấp của công nghiệp chế biến thực phẩm,... và nước có chất lượng thấp hơn dùng cho quá trình làm lạnh sản phẩm, làm nguội thiết bị, máy móc. Nguồn nước ngầm, qua xử lý đặc biệt thường là nguồn chủ yếu cung cấp nước có chất lượng cao, còn nguồn nước mặt, cung cấp nước chất lượng thấp hơn cho công nghiệp.
Đối với nước cho nuôi cá cần khử bỏ hết những chất độc hại đối với đời sống của cá. Ảnh hưởng của chúng phụ thuộc lượng chất độc. Ảnh hưởng nhiễm độc sẽ tăng khi nhiệt độ nước giảm thấp.
Trong các khu vực ô nhiễm, do nước thải sinh hoạt hay nước thải công nghiệp thực phẩm, lượng ôxy hòa tan trong nước sẽ giảm đi do sự phân hủy chất hữu cơ, đó là nguồn thức ăn cho cá. Nhưng nếu lượng chất hữu cơ quá lớn so với nhu cầu của cá thì đó lại là nguyên nhân gây ô nhiễm, làm giảm lượng ôxy hòa tan, ảnh hưởng tới đời sống của cá. Nhu cầu ôxy cho cá được nhiều người nghiên cứu và đã kết luận khoảng thời gian duy trì lượng ôxy hòa tan 4mg/l được coi là mức thấp nhất để cá có thể sinh sống được.