7. 8.2 Phương pháp xác định quá trình lũ
10.3.2. Đường lưu lượng đơn vị
Phương pháp lần đầu tiên do Sherman đề nghị vào năm 1932, sau này được nhiều tác giả khác phát triển và hoàn thiện. Nội dung của phương pháp dựa trên 3 luận điểm:
a. Đường quá trình lưu lượng, được hình thành từ lượng mưa hiệu quả 1 đin (25,4 mm) rơi đều trên khắp khu vực trong một đơn vị thời gian, là đặc trưng không đổi của một khu vực. (Đường quá trình đó
được gọi là đường lưu lượng đơn vị).
b. Đường quá trình lưu lượng, được hình thành từ n đin rơi đều trên khắp lưu vực trong một đơn vị
c. Đường quá trình lưu lượng, được hình thành từ lượng mưa hiệu quả rơi đều trên khắp lưu vực trong 1 sốđơn vị thời gian, có thể nhận được bằng cách cộng các đường quá trình được hình thành do lượng mưa trong từng đơn vị thời gian.
Phân tích 3 luận điểm trên thấy rằng chúng hoàn toàn tương đương với nguyên lý xếp chồng và việc tính dòng chảy tại mặt cắt cửa ra từ quá trình mưa hiệu quả với điều kiện đơn vị thời gian Δt → 0 hoàn toàn theo biểu thức: τ τ τ q d t P t Q t t ) ( ) ( ) ( 0 ∫ − = ,
trong đó P(t-τ) - đường lưu lượng đơn vị; q(τ) - quá trình mưa hiệu quả.
Như vậy, thực chất đường quá trình lưu lượng đơn vị là hình ảnh của hàm ảnh hưởng trong mô hình "hộp đen" và chúng được phân biệt với các mô hình "hộp đen" khác bởi tính độc đáo riêng biệt trong việc xác định hàm ảnh hưởng thông qua đường lưu lượng đơn vị.
Cách đơn giản nhất xác định đường lưu lượng đơn vị được rút ra từ chính định nghĩa của nó: Chọn những trận lũ do lượng mưa rơi đều trong một đơn vị thời gian, rồi chia từng tung độ cho tổng lượng lũ. 10.4. NGUYÊN LÝ XÂY DỰNG MÔ HÌNH "QUAN NIỆM" DÒNG CHẢY
Cách tiếp cận trong việc xây dựng mô hình "quan niệm" là cách tiếp cận thông số hoá:
1. Cho dãy các số liệu quan trắc về mưa X(t) và dòng chảy ở mặt cắt cửa ra lưu vực Q(t). 2. Cần tìm toán tử chuyển đổi tốt nhất từ mưa ra dòng chảy.
Cấu trúc của toán tử cùng các thông số của nó, nói chung là không có sẵn.
Tuy nhiên, trong học thuyết dòng chảy đã có những cơ sở lý thuyết và thực nghiệm về sự hình thành dòng chảy nói chung và trên 1 số lưu vực cụ thể. Điều đó dẫn đến hình thành 1 số thông tin về các lớp toán tử cần thiết cùng phạm vi biến đổi các thông số của chúng (lý thuyết thấm, tích đọng, ảnh hưởng của rừng, dòng chảy sườn dốc, chảy ngầm v.v...).
Xây dựng mô hình gồm 2 giai đoạn: - Thiết lập cấu trúc mô hình
- Xác định thông số mô hình.
10.4.1. Xây dựng cấu trúc mô hình
Đây là khâu xác định những quan hệ toán học mô tả diễn biến hiện tượng.
Trong công việc này, nhà mô hình phải rất am hiểu hiện tượng, hiểu rõ những tác động chính đến diễn biến hiện tượng và có trí tưởng tượng phong phú để khái quát hoá hiện tượng. Khi thiết lập cấu trúc mô hình hình thành dòng chảy, cần phác thảo sơđồ khối về từng quá trình thành phần cùng sự tác động tương hỗ giữa chúng.
Trong mô hình Stanford-4, nước có thểđược trao đổi theo hai chiều: đi xuống và đi lên. Với một số
mô hình khác, nước chỉ có một chiều đi xuống (mô hình SSARR). Nét chung của các mô hình quan niệm là
đều sử dụng các bể chứa để mô tả các dạng tổn thất và điều tiết khác nhau, do vậy, phương trình tính toán chủđạo trong mô hình là phương trình cân bằng nước. Việc đưa ra bể chứa ngầm vào mô hình cho phép mô hình mô tảđược cả phần dòng chảy mùa kiệt.
148
Nói chung, sự hình thành dòng chảy trên các lưu vực cụ thể rất khác nhau, do vậy không có một mô hình vạn năng nào dùng cho tất cả mọi trường hợp. Nhà thiết kế mô hình phải nắm vững hiện tượng cụ thể để có sự cải biến cần thiết.
Nói chung, khi thiết lập mô hình hình thành dòng chảy cần đề cập và giải quyết những vấn đề sau: 1. Vấn đề mưa trên lưu vực (hàm vào): có cần hiệu chỉnh số liệu mưa tại các điểm đó (bằng thùng hoặc máy tự ghi)? Nếu cần, cách hiệu chỉnh. Có cần hiệu chỉnh sự phân phối không đều của mưa theo không gian? Nếu cần, cách hiệu chỉnh?
2. Vấn đề tổn thất do thảm thực vật, do tích đọng trên mặt lưu vực, do thấm, cách xét tác động của độ ẩm ban đầu. Những giả thiết nào về diễn biến quá trình thấm, có xét đến đặc tính của tầng thổ nhưỡng? Nếu có, như thế nào?
3. Có xét đến tổn thất do bốc hơi? Nếu có, cách xét (với độ chi tiết nào xét đến các yếu tố khí tượng: tốc độ gió, nhiệt độ không khí, độ thiếu hụt bão hòa v.v...).
4. Cách tách quá trình dòng chảy ngầm ra khỏi dòng chảy tổng cộng tại mặt cắt cửa ra lưu vực? 5. Có xét dòng chảy sát mặt (nếu có, cách xét)? Có xét lượng nước hồi quy từ tầng thổ nhưỡng vào sông?
6. Có xét tình huống dòng chảy không phải được hình thành lên toàn bộ diện tích lưu vực (có những chỗ trũng khép kín) nếu có, bằng cách tính diện tích hiệu quả?
7. Cách xét chuyển động sóng lũ trong mạng sông-sự giao thoa của sóng lũ trên dòng chính với các sông nhánh, sự bẹt sóng lũ v.v...
8. Bằng cách nào xét được một bộ phận trên đường quá trình lưu lượng được gây ra bởi lượng nước tồn lại của trận lũ trước v.v...
Giải quyết những vấn đề nêu trên, thiết lập những công thức mô tả quá trình, đồng thời luôn luôn phải suy xét: Những đại lượng nào trong các công thức cho dưới dạng những giá trị số xác định, những đại lượng nào có thểđược tính theo những công thức vật lý và những đại lượng nào đóng vai trò thông số cần phải xác định nhờ những tài liệu quan trắc vào - ra. Chỉ sau khi giải quyết những vấn đề nêu trên mới có thể
thiết lập một cấu trúc của mô hình. Cần chú ý rằng mô hình toán dòng chảy là một chỉnh thể thống nhất, các quá trình thành phần liên quan với nhau một cách mật thiết và hữu cơ, do vậy xét ảnh hưởng của một quá trình nào đó đến dòng chảy chỉ có thể làm được sau khi đã xây dựng trọn vẹn mô hình. Ngoài ra các nhân tố hình thành dòng chảy rất biến động theo không gian. Nếu có cơ chế hoạt động và số liệu quan trắc của một quá trình nào đó tại một điểm, thì không thể chuyển rập khuôn cho toàn khu vực (Vai trò của từng quá trình thành phần biến đổi từđiểm này sang điểm khác, từ lưu vực này sang lưu vực khác). Điều này dẫn đến việc lựa chọn cấu trúc mô hình quan niệm mang tính mò mẫm, cảm nhận. Điều này cũng cắt nghĩa vì sao việc lắp ghép những kết quả nghiên cứu hiện đại về từng quá trình thành phần (mưa, thấm, bốc hơi,
điểm trũng, dòng mặt, sát mặt, ngầm v.v...) của nhiều tác giả khác nhau để mong có được một mô hình tốt
đã thất bại. Điều này cũng cho thấy vì sao các mô hình quan niệm khác xa nhau cả về cấu trúc lẫn số liệu ban đầu sử dụng.
Do vậy việc xây dựng mô hình mang đầy tính sáng tạo cùng với việc am hiểu tường tận hiện tượng trên từng lưu vực cụ thể.
10.4.2. Xác định thông số mô hình
Các mô hình thông số tập trung đều chứa đựng nhiều thông số cần được xác định trên cơ sở những tài liệu quan trắc vào-ra của hệ thống. Về mặt toán học, có hai phương trình thiết lập thông số mô hình:
phương pháp tối ưu hoá và phương pháp giải bài toán ngược. Phương pháp thường dùng trong thực tế hiện nay là khử-sai được coi là phương án thô sơ nhất của phương pháp tối ưu hoá.
1. Phương pháp tối ưu hoá.Đây là bài toán thuận, cho biết thông số vào và bộ thông số mô hình, cần xác định hàm ra của hệ thống. Thực chất tối ưu hoá là bài toán điều khiển hệ thống. Mục tiêu điều khiển là hàm ra phải đúng với tín hiệu đo đạc, còn biến điều khiển là chính véc tơ thông số mô hình.
Cần phải xác định biểu thức toán học của mục tiêu: [ ( ) ~( , )] ( ) min 1 0 2 → − =∑ ∫ = dt t fQ a t Q t Q K n i T (10.36) trong đó: n - tổng số trận lũ, T - thời gian một trận lũ, Q(t),Q~(t,a)- các quá trình đo đạc và tính toán, a=(a1, a2, am) - véc tơ thông số mô hình.
Hàm f(Q(t) được đưa vào nhằm tăng tỷ trọng những tung lộ lớn (đỉnhlũ). Cần xác định véc tơ a để
hàm mục tiêu Kđạt cực tiểu. Ngày nay đã có nhiều thuật toán tối ưu đủ mạnh để tìm cực trị của những phiếm hàm mục tiêu phức tạp. Một trong những thuật toán thường dùng là thuật toán Rosenbroc. Nhưng ở đây, bản thân những phương pháp toán học không giải quyết sự chính xác của những thông số cũng như sự
thành công của quá trình tối ưu hoá. Một lần nữa, chúng ta thấy nổi lên vai trò cùng những kinh nghiệm và sự hiểu biết hiện tượng vật lý của người thiết lập mô hình. Sau đây trình bày những kinh nghiệm có tính nguyên tắc trong việc điều hành quá trình tối ưu.
a) Nguyên tắc lựa chọn số liệu. Trong quá trình tối ưu, một số thông số tỏ ra không ảnh hưởng gì tới hàm mục tiêu. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là trong những số liệu dùng để tối ưu, chưa có những số liệu xác định rõ rệt vai trò của các thông số. Để khắc phục tình trạng này, những số liệu dùng trong quá trình tối ưu phải bao gồm những trận lũ có điều kiện hình thành hết sức khác nhau: đủ lớn, đủ nhỏ, đủ dạng.
Độ chính xác của các thông số phụ thuộc nhiều vào độ chính xác, mức đại biểu và khối lượng của những tài liệu ban đầu. Những trận lũ không đủ tin cậy sẽ gây ra những sai lệch đáng kể cho từng thông số riêng biệt. Do vậy, để tối ưu phải chọn những trận lũ có độ tin cậy cao nhất.
b) Nguyên tắc tiến hành: có hai cách tiến hành quá trình tối ưu:
Cách 1: Tối ưu riêng rẽ từng trận lũ, được các bộ thông số khác nhau, sau đó lấy bộ thông số trung bình cho tất cả các trận.
Cách 2: Tiến hành tối ưu đồng thời cho nhiều trận lũ, được một bộ thông số chung cho tất cả các trận lũ. Kinh nghiệm cho thấy hai cách tối ưu này cho kết quả rất khác nhau. Với từng trận lũ, luôn luôn tìm
được một thông số thích hợp. Do đặc thù riêng của từng trận lũ, một số thông số có thể bị sai lệch. Điều này dẫn đến các bộ thông số của các trận lũ rất khác nhau. Đểđảm bảo ý nghĩa của các thông số, đảm bảo
độ bền vững, ổn định của chúng, để tối ưu phải sử dụng nhiều trận lũ. Kinh nghiệm cho thấy số liệu dùng
để tối ưu không ít hơn 5 quá trình dòng chảy khác nhau.
c) Nguyên tắc phức tạp hoá dần mô hình, do giáo sư Kuchmen đề ra. Thực chất của nó là việc tối ưu hoá được tiến hành theo từng giai đoạn. Trong bộ thông số mô hình, trọng lượng của từng thông số không
đồng đều nhau, tính chất của các thông số cũng không giống nhau, có thông sốảnh hưởng tới đỉnh, có thông số chỉ ảnh hưởng đến tổng lượng, có thông sốảnh hưởng tới nhánh lên, có thông sốảnh hưởng tới nhánh xuống... Thật sai lầm nếu đưa tất cả những thông sốđó vào tối ưu cùng một lúc. Việc phức tạp hoá dần cấu trúc mô hình được bắt đầu bằng việc thử nghiệm mô hình đơn giản nhất, bao gồm các thông số tối thiểu. Trên cơ sởđã tối ưu được các thông sốđó, mô hình sẽđược chính xác hoá nhờ việc đưa dần thêm các thông số mới, mô tả chính xác thêm hiện tượng. Ở từng giai đoạn, các thông sốđược tối ưu một cách
150
độc lập trên cơ sở các thông số của giai đoạn trước nhận những trị số ban đầu bằng các trị sốđã được tối
ưu.
2. Phương pháp giải bài toán ngược.Đây là bài toán biết các thông tin vào - ra của hệ thống, cần xác
định bộ thông số mô hình. Tính chất của bài toán này là phi chỉnh, có nghĩa là những sai số không lớn lắm của số liệu ban đầu (dùng để giải bài toán ngược) sẽ dẫn đến những sai số rất lớn của những đại lượng cần xác định. Thí dụ khi giải bài toán thuận, những đặc trưng của lưu vực (độ dốc, sườn dốc, khả năng thấm của đất, thảm thực vật, địa hình bề mặt lưu vực v.v) rất biến động theo không gian; chúng cần phải được trung bình hoá theo một cách nào đó và cách trung bình hoá này dù sao cũng ít ảnh hưởng tới kết quả tính toán - dòng chảy ở mặt cắt cửa ra lưu vực.
Khi giải bài toán ngược, những thay đổi nhỏ trong số liệu ban đầu (quá trình dòng chảy) có thể tương
ứng với những thay đổi rất lớn của các đặc trưng lưu vực, do vậy cũng ảnh hưởng rất lớn đến các thông số
mô hình. Trong những năm 70, những nhà toán học Xô Viết Tikhônốp, Lavrenchev, Ivanov đã xây dựng lí thuyết bài toán phi chỉnh. Những công trình toán học này mới chỉ dừng ở việc giải phương trình Volte bậc một. Giáo sư Kuchmen đã vận dụng lí thuyết này trong việc xác định các thông số của hàm ảnh hưởng Kalinhin-Miuliakốp-Nash.
Như vậy, lý thuyết toán phi chỉnh mới chỉ áp dụng được trong mô hình tuyến tính đơn giản nhất, vận dụng những mô hình đơn giản quan niệm, ngoài những thành tựu trên, lý thuyết này chưa đáp ứng được. 10.5. GIỚI THIỆU MÔ HÌNH QUAN NIỆM
10.5.1. Mô hình TANK
Mô hình TANK ra đời năm 1956 tại Trung tâm Quốc gia Phòng chống lũ lụt Nhật, tác giả là M. Sugawar. Từđó đến nay mô hình được hoàn thiện dần và ứng dụng rộng rãi nhiều nơi trên thế giới.
Cấu trúc mô hình Tank
Lưu vực được diễn tả như một chuỗi các bể chứa sắp xếp theo 2 phương thẳng đứng và nằm ngang. Giả thiết cơ bản của mô hình là dòng chảy cũng như dòng thấm và các hàm số của lượng nước trữ trong các tầng đất. Mô hình có hai dạng cấu trúc đơn và kép.
1. Mô hình TANK đơn
Dạng này không xét sự biến đổi của độẩm đất theo không gian, phù hợp với những lưu vực nhỏ trong vùng ẩm ướt quanh năm.
Lưu vực được diễn tả bởi bốn bể chứa xếp theo chiều thẳng đứng. Mỗi bể chứa có một hoặc một vài cửa ra ở thành bên và một cửa ra ởđáy. Lượng mưa rơi xuống mặt đất đi vào bể trên cùng. Sau khi khấu trừ
tổn thất bốc hơi một phần sẽ thấm xuống bể dưới theo cửa ra ở đáy, một phần cung cấp cho dòng chảy trong sông theo các cửa ra ở thành bên.
Quan hệ giữa lượng dòng chảy qua các cửa với lượng ẩm trong các bể là tuyến tính:
Y = β(X-H), (10.37)
Y0 = α.X. (10.38) trong đó:β,α -hệ số cửa ra thành bên và đáy, H- độ cao cửa ra thành bên.
Theo cấu trúc trên, mô hình TANK mô phỏng cấu trúc ẩm trong các tầng đất của lưu vực. Lượng dòng chảy hình thành từ các bể thể hiện đặc tính các thành phần dòng chảy mặt, sát mặt và dòng chảy ngầm. Dòng chảy hình thành từ tất cả các bể chứa mô tả sự biến dạng dòng chảy do tác dụng điều tiết của dòng sông là lớp nước có sẵn ban đầu trong sông.
2. Hệ thức cơ bản của mô hình a) Mưa bình quân lưu vực (P) ∑ ∑ = = = n i i n i i x W W P 1 1 1/ . (10.39) Trong đó: n-sốđiểm đo mưa; Xi lượng mưa tại điểm thứi, Wi - trọng số của điểm mưa thứi. Theo M.Sugawara Wi sẽđược trọn là một trong bốn số sau: 0,25; 0,5; 0,75; 1,0.