Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty cổ phần viglacera hạ long sang thị trường đông nam á luậ (Trang 65 - 67)

Vốn là yêu cầu cấp thiết của tất cả các doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu. Trong điều kiện nguồn vốn hạn hẹp, việc huy động vốn là bài toán đặt ra cho mọi doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Về mặt cơ cấu nguồn vốn thì có nhiều nguồn như: nguồn tự có, vốn vay ngân hàng, vốn liên doanh liên kết..

Hiện nay vốn của Viglacera Hạ Long được huy động từ các nguồn: Nhà nước cấp, vốn tự có, vốn vay ngân hàng. Với một doanh nghiệp còn non trẻ như Viglacera Hạ Long thì việc sử dụng vốn từ ngân hàng và cơ quan chủ quản là điều dễ hiểu. Trong thời gian tới Viglacera Hạ Long cần sử dụng vốn đa dạng hơn, đồng thời chủ động liên doanh liên kết với các đối tác nước ngoài. Việc sử dụng vốn cho xuất khẩu đã được công ty quan tâm và đã lập một quĩ hỗ trợ xuất khẩu với ngân

quĩ là 2 tỷ VND nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Nhưng con số này vẫn còn khiêm tốn so với khả năng của công ty, chưa tạo điều kiện cho xuất khẩu phát triển đúng với tiềm năng và cơ hội mà thị trường đem lại.

Nguồn vốn liên doanh liên kết đang được Chính phủ ủng hộ mạnh mẽ, bởi lẽ thông qua liên doanh liên kết với nước ngoài các doanh nghiệp Việt Nam có thể nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành sản phẩm., thúc đẩy xuất khẩu. Đứng trước tình hình đó, công ty cần nhận định rõ liên doanh là việc làm đúng, đặc biệt là trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Trong giai đoạn hiện nay, công ty chú trọng tìm kiếm thêm các đối tác để liên doanh liên kết. Tuy nhiên, việc quản lí tốt công ty khi có thêm nhà đầu tư nước ngoài vẫn là một bài toán khó đối với đội ngũ lãnh đạo của công ty, tránh tình trạng không chủ động được hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu.

Đối với hoạt động xuất khẩu nói riêng thì một nguồn vốn nữa cũng rất quan trọng là nguồn vốn tín dụng xuất khẩu. Nguồn vốn tín dụng xuất khẩu thể hiện dưới hai hình thức: Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu và người mua cấp tín dụng xuất khẩu.

Nhà nước cấp tín dụng xuất khẩu bằng cách trợ giá cho xuất khẩu, cắt giảm thuế xuất khẩu. Người mua cấp tín dụng xuất khẩu thông qua hình thức họ tiến hành trả tiền trước một phần hoặc toàn bộ tiền hàng xuất khẩu. Nhưng trên thực tế Viglacera Hạ Long hầu như chỉ nhận được tiền sau khi đã giao hàng. Như vậy hiện nay công ty không có được nguồn vốn tín dụng xuất khẩu.

Trong thời gian tới, công ty nên chú trọng vào việc huy động các nguồn vốn sau:

 Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng. Việc huy động nguồn vốn này có ý nghĩa rất lớn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn ngân hàng có ưu điểm là có thể huy động được một lượng lớn vào mọi thời điểm. Nó giúp Tổng công ty có được một lượng vốn lớn trong thời gian ngắn để trang trải cho các chi phí xuất khẩu. Tuy nhiên, nguồn vốn này cần được phát huy sử dụng một cách có hiệu quả cao để đem lại nguồn lợi nhuận, nếu không đó sẽ là gánh nặng cho

công ty vì hiện nay lãi suất ngân hàng vẫn còn cao.

 Nguồn vốn từ các đối tác liên doanh liên kết trong và ngoài nước.

 Nguồn vốn tín dụng xuất khẩu của khách hàng nước ngoài. Huy động được nguồn này đòi hỏi công ty phải có mối quan hệ làm ăn lâu dài, có uy tín, nâng cao được hiệu quả đàm phán kí kết hợp đồng, tránh bị lép vế.

 Thu hút thêm vốn bằng cách phát hành cổ phiếu.

Vấn đề huy động vốn đã rất khó khăn thì việc sử dụng vốn sao cho có hiệu quả càng khó khăn hơn.

Bên cạnh hoạt động huy động vốn, công ty còn chủ trương tiết kiệm chi phí. Công ty đang thực hiện phương châm tiết kiệm trong mọi khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Như vậy ngoài việc xác định phương thức sử dụng vốn phải tiết kiệm thì cũng phải xác định được sử dụng vốn vào vấn đề gì sao cho có hiệu quả. Nguồn vốn huy động được nên dành cho việc đầu tư công nghệ sản xuất nhằm mục đích nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ cho xuất khẩu. Đồng thời có thể sử dụng vốn cho các chi phí liên quan đến hoạt động thúc đẩy xuất khẩu như: nghiên cứu thị trường, đào tạo đội ngũ cán bộ xuất khẩu, tăng cường quảng cáo xúc tiến sản phẩm tại các thị trường nước ngoài....

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty cổ phần viglacera hạ long sang thị trường đông nam á luậ (Trang 65 - 67)