Trong thời gian tới, để đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng sang thị trường nước ngoài, trong đó có thị trường Đông Nam Á, Tổng công ty Viglacera cần:
Xây dựng thống nhất quy chế tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở tổng hợp và rà soát các quy định của nội bộ các đơn vị thành viên phù hợp với quy định chung của Tổng công ty nhằm cân đối năng lực sản xuất của các doanh nghệp này. Các đơn vị thành viên nên tập trung sản xuất vào loại sản phẩm mà mình có ưu thế, nhằm tiết
kiệm chi phí sản xuất và nâng cao chất lượng. Ngoài ra, Tổng công ty cần mở ra các hội nghị, hội thảo giữa các đơn vị thành viên nhằm tăng cường trao đổi thông tin với nhau. Qua đó, Tổng công ty sẽ có cái chi tiết và chính xác về năng lực sản xuất của từng thành viên để có sự thay đổi cho phù hợp, nâng cao sức cạnh tranh của các sản phẩm Viglacera trên thị trường.
Chú trọng công tác quản lý, thực hành tiết kiệm, phát huy tính sáng tạo của cán bộ, công nhân viên trong toàn Tổng công ty. Đồng thời có thể kiểm soát chặt chẽ các khoản chi tiêu của các đơn vị nhằm đảm bảo đúng chế độ thực hành tiết kiệm, giảm chi phí để giảm giá thành nhằm tăng sức cạnh tranh và tăng sức tiêu dùng các sản phẩm trên thị trường.
Tăng cường công tác đào tạo mới và đào tạo lại bằng nhiều hình thức đội ngũ cán bộ đương chức và kế cận cùng công nhân, kỹ thuật viên theo từng chương trình nhằm nâng cao trình độ quản lý, nâng cao tay nghề để có thể áp dụng công nghệ mới, khai thác có hiệu quả các tiềm lực kinh tế, kỹ thuật hiện có.
Tổng công ty cũng cần phải thận trọng khi đưa ra các quyết định đầu tư, cần xem xét kỹ, phân tích chọn lọc, xem xét tính khả thi và khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho các dự án đầu tư. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản phẩm, sản lượng mỗi loại sản phẩm, giá bán và cơ chế tiêu thụ sản phẩm của các đơn vị thành viên. Tiếp tục duy trì và mở rộng thị trường xuất khẩu hiện có, tăng cường các công tác xúc tiến xuất khẩu. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, xác định thị trường trọng điểm và các mặt hàng chủ lực để có những ưu tiên thỏa đáng.
Tổng công ty nên phối hợp chặt chẽ với các thương vụ Việt Nam tại nước ngoài để tạo cơ hội giao lưu, hợp tác làm ăn, tăng cường mối quan hệ với phía đối tác. Đồng thời, Tổng công ty có thể thông qua các văn phòng đại diện của mình tìm hiểu thông tin về thị trường, đặc biệt là những thị trường mới và khó tính. Từ đó, Tổng công ty sẽ đề ra chiến lược xuất khẩu trung và dài hạn cho các công ty thành viên, thực hiện hiệu quả các bước xâm nhập thị trường, tránh chồng chéo giữa các đơn vị làm giảm tính cạnh tranh của Viglacera trên thị trường thế giới.
nhằm giới thiệu, quảng bá thương hiệu Viglacera, tạo ra sự tin tưởng với phía đối tác.
Vì Viglacera là thương hiệu lâu năm và có tiếng trên thị trường VLXD nên trong các năm qua các sản phẩm của công ty thường hay bị làm giả, làm nhái. Điều này gây ảnh hưởng không tốt tới thương hiệu của Viglacera, đồng thời gây thiệt hại cho người tiêu dung. Do đó, Tổng công ty cần phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng kiểm tra, phát hiện các cơ sở sản xuất vi phạm bản quyền, nhãn hiệu hàng hóa nhằm giữ vững hình ảnh và thương hiệu của Viglacera trên thị trường trong nước và trên thế giới.
Phối hợp với các Tổng công ty khác trong lĩnh vực xây dựng như: Tổng công ty xây dựng Hà Nội, Tổng công ty CP Xuất nhập khẩu & Xây dựng Việt Nam (Vinaconex)…nhằm giải quyết khâu tiêu thụ sản phẩm cho các đơn vị thành viên. Đồng thời, Tổng công ty cũng có thể kí kết những biên bản hợp tác lâu dài nhằm tạo thị trường ổn định, củng cố và giữ vững vai trò đầu tàu trong lĩnh vực sản xuất VLXD tại Việt Nam.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh thị trường trong nước ngày càng trở nên chật hẹp, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt, xuất khẩu đã chứng minh được vai trò quan trọng của mình trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam, góp phần giải quyết đầu ra cho sản phầm, đem lại nguồn ngoại tệ quý giá cho các doanh nghiệp.
Thị trường Đông Nam Á có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam về điều kiện địa lý, văn hóa, tập quán tiêu dùng…và là thị trường chủ lực của công ty Viglacera Hạ Long trong định hướng xuất khẩu trong thời gian tới. Công ty liên tục có những hoạt động đầu tư, nghiên cứu thị trường, đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại và mở rộng hệ thống kênh phân phối. Từ đó, sản phẩm của công ty từng bước đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng về kiểu dáng mẫu mã, chất lượng cũng như các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng. Những thành tựu mà Viglacera Hạ Long đạt được trong thời gian vừa qua là rất đáng khích lệ và tự hào, bởi lẽ đó là sự cố gắng không mệt mỏi của đội ngũ ban lãnh đạo công ty trong việc nâng cao trình độ quản lý, nhanh nhạy với thị trường và đội ngũ cán bộ công nhân viên ngày đêm lao động, sáng tạo. Công ty liên tục là một trong những đơn vị dẫn đầu trong Tổng công ty cả về khối lượng và kim ngạch xuất khẩu, là tấm gương cho các đơn vị trong Tổng công ty noi theo vì những cống hiến trong việc nâng cao thương hiệu vị thế của Viglacera Hạ Long nói riêng và của Viglacera nói chung trên thị trường Đông Nam Á và thị trường thế giới.
Bên cạnh đó, công ty vẫn gặp phải một số hạn chế như: doanh số xuất khẩu còn thấp, hiệu quả chưa cao, giá thành sản phẩm còn cao hơn so với mặt bằng chung của thị trường… công ty cần tiếp tục cố gắng phát huy tinh thần đoàn kết, sự nỗ lực và cần huy động các nguồn lực bên ngoài cũng như từ sự hỗ trợ của Tổng công ty Viglacera để hoàn thành tốt những chỉ tiêu đã đặt ra.
Luận văn đã tập trung nghiên cứu hoạt động xuất khẩu của công ty tại thị trường Đông Nam Á nhằm đề xuất những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ, góp phần đưa công ty trở thành một trong những doanh nghiệp sản
xuất mặt hàng vật liệu xây dựng của Việt Nam được tin dùng nhất trong khu vực thị trường Đông Nam Á.
Tôi hi vọng với những đóng góp của mình và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên, công ty CP Viglacera Hạ Long sẽ vượt qua những khó khăn và thách thức phía trước để đạt được những thành công hơn nữa, từng bước góp phần đưa ngành vật liệu xây dựng tại Việt Nam phát triển một cách lành mạnh và bền vững.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Đáng, Quản trị doanh nghiệp 2012 trong xu thế toàn cầu hóa,
NXB Lao động, 2012
2.Hà Nam Khánh Giao, Quản trị kinh doanh quốc tế, NXB Tổng hợp TP.HCM, 2012
3.Trần Văn Hòe, Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2007
4.Hà Thị Ngọc Oanh, Giáo trình Kỹ thuật kinh doanh Thương mại quốc tế, NXB Thống kê, 2009
5.Tài Liệu Công ty Viglacera Hạ Long:
Báo cáo tài chính năm 2010,2011,2012,2013,2014
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
Báo cáo xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu các công ty thành viên năm 2014 Báo cáo nhân sự công ty năm 2014.
6.Nguyễn Văn Thanh, Quản trị tài chính quốc tế, NXB Thống kê, 2004
7.Nguyễn Minh Tuấn, Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà
nước trong hội nhập kinh tế quốc tế, NXB ĐH Quốc gia TP. HCM, 2010.
8.Đoàn Thị Hồng Vân, Đàm phán trong kinh doanh quốc tế, NXB Lao động Xã hội, 2010.
9.Đoàn Thị Hồng Vân, Quản trị Xuất nhập khẩu, NXB Lao động Xã hội, 2010 10. Dominick Salvator “ International Economics “ Prentice Hall, Englewood Criffs, New Jesey, 1995, Fifth Editon
11. Pau R. Krugman and Maurice Obstfeld “ Kinh tế học quốc tế - Lý thuyết và chính sách” Nhà xuất bản chính trị quốc gia ; Hà Nội 1966
webside: http://www.viglacera.com.vn/ http://baodautu.vn/viglacera-ha-long-dat-muc-tieu-loi-nhuan-125-ty-dong- d17048.html http://www.baomoi.com/Viglacera-Ha-Long--mai-xung-danh-don-vi-Anh- hung/45/16011700.epi