Những mặt tồn tại

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty cổ phần viglacera hạ long sang thị trường đông nam á luậ (Trang 46 - 48)

Bên cạnh những kết quả đạt được thì hoạt động xuất khẩu của công ty vẫn còn tồn tại những hạn chế như sau:

Thứ nhất: Mặc dù có sự tăng trưởng trong kim ngạch xuất khẩu qua hàng năm nhưng số lượng sản phẩm và doanh thu xuất khẩu vẫn còn ở mức thấp. Hoạt động xuất khẩu của công ty còn mang tính phi vụ, manh mún, nhiều đơn hàng có khối lượng nhỏ nên có hiệu quả không cao, ngoài ra còn đặt hàng theo từng đơn riêng biệt ít có sự hợp tác lâu dài. Việc thực hiện các hợp đồng xuất khẩu còn nhiều bất cập như việc xử lý và phản hồi thông tin còn chậm, một số trường hợp giao hàng chưa đúng tiến độ, đóng gói bảo quản hàng trước khi giao chưa đáp ứng được yêu cầu.

Giá bán các sản phẩm vẫn còn cao so với hàng hóa của Trung Quốc và của một số quốc gia khác như Thái Lan, vì vậy cũng làm giảm thị phần xuất khẩu của công ty.

và bền vững. Hiện nay, Viglacera Hạ Long mới chỉ có thị trường xuất khẩu tại 7 quốc gia trong khu vực, và một số quốc gia thì doanh số xuất khẩu thấp, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường của Viglacera Hạ Long trong những năm gần đây tuy đã được coi trọng, nhưng vẫn chưa được đầu tư đúng mức, do nghiên cứu thị trường đòi hỏi rất nhiều yếu tố như: chi phí, trình độ cán bộ nghiên cứu thị trường, ...

Thứ ba: Cơ cấu xuất khẩu vẫn chỉ tập trung được vào hai sản phẩm có thế

mạnh là gạch lát và ngói, trong khi các sản phẩm khác như gạch và thủy tinh ít được chú trọng, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hai mặt hàng này không cao.

Thứ tư: Theo phản ánh của một số đối tác trong khu vực, nhìn chung các sản

phẩm của Viglacera Hạ Long đã có cải tiến về mẫu mã và chất lượng. Tuy nhiên, công ty còn chậm trong việc thay đổi hoa văn, mẫu mã cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Một số sản phẩm chưa đăng kí tiêu chuẩn chất lượng quốc tế nên sẽ khó khăn trong việc chào hàng ra nước ngoài.

Thứ năm: Trong hoạt động xuất khẩu, công ty còn bị phụ thuộc nhiều vào nhà

cung cấp dịch vụ vận chuyển, dẫn đến hoạt động vận chuyển hàng hóa còn chưa tốt. Do yêu cầu từ phía các bạn hàng thì cảng xuất hàng chủ yếu hiện nay của công ty là cảng Hải Phòng. Công ty phải chịu trách nhiệm chuyển hàng ra đến cảng Hải phòng và giao cho tàu. Hiện nay, công ty chỉ liên hệ với ít nhà cung cấp dịch vụ vận tải nên nhiều khi họ không đáp ứng đủ nhu cầu của công ty. Hậu quả của việc này là nhiều khi hàng chưa chuyển ra cảng đúng như lịch đã hẹn. Xét về lâu dài thì điều này làm giảm đi uy tín của mình trong mắt bạn hàng quốc tế.

Thứ sáu: Công tác đàm phán kí kết hợp đồng chưa đạt hiệu quả cao, thường bị

phía đối tác ép về giá cả, thời hạn giao hàng, hình thức thanh toán... dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng. Số hợp đồng xuất khẩu tuy có tăng nhưng giá trị còn thấp, không có sự hợp tác lâu dài nên dẫn đến tình trạng lúc thì không có đơn đặt hàng, lúc thì sản xuất không xuể để đáp ứng, làm cho hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty không cao, gây lãng phí và thất thoát nguồn lực.

Thứ bảy: Công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và xuất khẩu còn gặp

huy động và sử dụng vốn còn chưa cao, gánh nặng chi phí làm tăng giá thành của sản phẩm, giảm năng lực cạnh tranh của công ty.

Thứ tám: Là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh hàng thủy

tinh gốm sứ xây dựng, mức độ tiêu hao nhiên liệu của công ty là rất lớn. Trong thời gian vừa qua, chi phí nhiên liệu của công ty đã tăng kỷ lục do giá các nhiên liệu tăng như: giá xăng dầu, giá điện, giá than… Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Viglacera Hạ Long. Ngoài ra, do đặc thù riêng của ngành, các sản phẩm của công ty không có sự đòi hỏi cao về mức vốn đầu tư ban đầu, trình độ tay nghề của người lao động cũng như sự kiểm định khắt khe chất lượng sản phẩm. Vì vậy, mức độ rào cản gia nhập ngành được đánh giá ở mức trung bình và sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là tương đối cao.

Thứ chín: Mặc dù đã có sự đầu tư quan tâm đến quảng cáo và phát triển

thương hiệu nhưng công ty còn gặp nhiều hạn chế: hạn chế về chi phí quảng cáo còn quá cao so với hiệu quả mà quảng cáo đem lại, hạn chế về việc sử dụng các phương tiện quảng cáo còn mang tính thụ động và chưa chuyên nghiệp.

Cuối cùng: Lợi nhuận xuất khẩu liên tục tăng trong những năm vừa qua nhưng

tốc độ tăng vẫn còn ở mức thấp. Chi phí sản xuất vẫn cao làm giảm hiệu quả sinh lời của xuất khẩu, trong đó đặc biệt là chi phí sản xuất và chi phí vận chuyển.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty cổ phần viglacera hạ long sang thị trường đông nam á luậ (Trang 46 - 48)