Thời cơ và thách thức chủ yếu

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty cổ phần viglacera hạ long sang thị trường đông nam á luậ (Trang 52 - 54)

Là thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean), Việt Nam có được những cơ hội trong hoạt động giao thương với các quốc gia trong nội khối Asean, đặc biệt được hưởng những ưu đãi về thuế quan 0 – 5%, các thủ tục xuất khẩu hàng hóa sẽ được đơn giản hóa, tạo điều kiện cho Công ty CP Viglacera Hạ Long đưa sản phẩm thủy tinh gốm sứ xây dựng của mình xâm nhập sâu và rộng hơn vào các thị trường truyền thống, đồng thời có cơ hội để mở rộng tìm kiếm thêm thị trường, kí kết được các hợp đồng xuất khẩu có giá trị cao, lợi nhuận lớn, mở thêm được chi nhánh, đại lý của mình tại thị trường các nước Đông Nam Á.

Những năm gần đây, quan hệ thương mại và hợp tác kinh tế giữa Việt Nam với các thị trường khu vực Đông Nam Á ngày càng phát triển và tăng trưởng đáng kể. Các nước thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội trợ triển lãm để giao lưu và tăng cường thúc đẩy hoạt động giao thương giữa các bên. Đây là thời cơ cho ngành VLXD nói chung và công ty CP Viglacera Hạ Long nói riêng để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, hiểu rõ được nhu cầu và thị hiếu của người dân nước bạn, từ đó đưa ra được chiến lược xuất khẩu lâu dài và hợp lý. Mặt khác, khu vực thị trường Đông Nam Á đang trong giai đoạn phát triển nóng, là khu vực kinh tế năng động nhất trên thế giới. Nhu cầu xây dựng các cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ hoạt động sản xuất kinh tế như cao ốc văn phòng, khu công nghiệp... và nhà ở liên tục tăng, từ đó dẫn đến nhu cầu sử dụng các loại VLXD trong đó có hàng thủy tinh gốm sứ là rất cao. Đây là thị trường tiềm năng cho Viglacera Hạ Long đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng của mình.

sản xuất chưa đáp ứng hết được nhu cầu, trong đó nhiều quốc gia như Campuchia, Lào... còn thiếu và yếu. Ngoài ra, đây là thị trường truyền thống của Viglacera Hạ Long, do đó sự am hiểu về thị trường cũng tốt hơn các thị trường khác trên thế giới. Đây là thời cơ tốt để Viglacera Hạ Long xâm nhập và chiếm lĩnh thị trường.

Nhà nước và chính phủ Việt Nam có nhiều hỗ trợ ưu đãi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu như: giảm thuế, hỗ trợ các thủ tục hành chính, cho vay vốn ưu đãi để đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh...Đây là thời cơ tốt cho Viglacera Hạ Long tập trung nghiên cứu các sản phẩm mới, có tính ứng dụng cao thích hợp với điều kiện thời tiết của khu vực Đông Nam Á.

Với uy tín và thương hiệu của mình, Viglacera Hạ Long đã chiếm được không ít cảm tình của người tiêu dùng Việt Nam và trong khu vực, góp phần mở rộng thị phần tiêu thụ và định hình được thương hiệu cũng như vị thế của mình trong ngành sản xuất VLXD.

Tuy nhiên, bên cạnh những thời cơ, Viglacera Hạ Long phải đối phó với không ít các thách thức:

 Khi hiệp định CEPT/AFTA thực sự có hiệu lực, Chính phủ buộc phải xóa bỏ hạn ngạch nhập khẩu trong khi đây là công cụ chủ yếu để bảo hộ nền sản xuất trong nước. Với lộ trình giảm thuế đối với các mặt hàng xuất khẩu giữa các nước trong khu vực với nhau như hiện nay thì có nghĩa là các sản phẩm gạch ốp lát, gạch ngói xây dựng, sứ vệ sinh của các nước Malaysia, Thái Lan… sẽ cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm của công ty không chỉ tại thị trường Việt Nam mà trên cả thị trường các nước khác trong khu vực.

 Tình trạng nhập lậu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng tại các quốc gia trong khu vực vẫn còn diễn ra rất phổ biến, giá các mặt hàng này lại thấp hơn các sản phẩm của công ty, đánh trúng tâm lý ham rẻ của một bộ phận người dân đã làm công ty giảm mất thị phần tiêu thụ.

 Giá bán các sản phẩm công ty vẫn chưa cạnh tranh được so với giá các mặt hàng cùng loại của Trung Quốc, trong khi đó các mặt hàng này của Trung Quốc đã có mặt hầu hết các quốc gia trong khu vực. Để giành lại thị phần này, đối với Viglacera Hạ Long không phải là điều dễ dàng.

 Việt Nam là thành viên chính thức của Tổ chức Thương mại thế giới WTO, do đó cũng phải mở cửa thị trường trong nước, trong đó có lĩnh vực sản xuất VLXD. Viglacera Hạ Long sẽ phải đối mặt với không ít thách thức từ thị trường trong nước, do các công ty nước ngoài có tiềm lực về công nghệ và tài chính sẽ bắt đầu xâm nhập thị trường Việt Nam, gây ra khó khăn đối với những doanh nghiệp còn non trẻ như Viglacera Hạ Long. Bên cạnh đó, thị trường các quốc gia trong khu vực cũng có sự cạnh tranh gay gắt, nếu không nắm rõ thị trường và cung cấp ra những sản phẩm có chất lượng cao giá thành phù hợp thì Viglacera Hạ Long sẽ mất thị trường tiềm năng vào tay các nhà sản xuất của Châu Âu và Trung Quốc.

 Sự biến động của tỷ giá ngoại tệ và các nguồn nhiên liệu liên tục tăng giá đã làm cho chi phí sản xuất kinh doanh của Viglacera Hạ Long tăng cao, dẫn đến làm giảm lợi nhuận, gây khó khăn cho công ty. Bên cạnh đó, một số nguyên liệu công ty vẫn phải nhập khẩu từ Trung Quốc, giá các nguyên liệu này vẫn phụ thuộc vào giá mà đối tác Trung Quốc cung cấp, do đó công ty chưa có sự chủ động trong việc định giá sản phẩm.

Nhận thức được sự cạnh tranh gay gắt này, công ty CP Viglacera Hạ Long đã tích cực mở rộng hệ thống đại lý, nhà phân phối tại các quốc gia Đông Nam Á, tham gia vào các hội chợ, triển lãm, đổi mới công nghệ sản xuất, cải tiến chất lượng và mẫu mã. Chính những áp lực này là động lực góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả sản xuất của công ty, từng bước nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường trong nước và thị trường quốc tế.

Một phần của tài liệu Đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy tinh gốm sứ xây dựng của công ty cổ phần viglacera hạ long sang thị trường đông nam á luậ (Trang 52 - 54)