Những vấn đề đặt ra đối với công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ vào xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tình hà tĩnh (Trang 32 - 43)

chủ chốt cấp cơ sở ở tỉnh Hà Tĩnh

Với thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hiện nay ở Hà Tĩnh đang bộc lộ những bất cập trước yêu cầu, nhiệm vụ trong tình mới, nhất là trong xu thế hội nhập ngày càng sâu và rõ nét trên các lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Điều đó đã đặt ra nhiều yêu cầu khách quan đòi hỏi đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp, nhất là cấp cơ sở phải có phẩm chất và năng lực toàn diện để “gánh vác” sứ mệnh trước những chuyển biến mạnh mẽ của đất nước. Bởi vậy công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh đang đặt ra những vấn đề mang ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Cụ thể:

1.3.1. Năng lực lãnh đạo và trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đang là vấn đề cần quan tâm.

Trước yêu cầu thực tiễn, đội ngũ cán bộ chủ chốt xã, phường, thị trấn cũng còn nhiều hạn chế bất cập do hình thành từ nhiều nguồn, cơ cấu chưa đồng bộ, trình độ, phẩm chất, năng lực lãnh đạo của một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn. Ở Hà Tĩnh, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở hầu hết không được đào tạo chính quy, bài bản từ các trường chuyên nghiệp, chủ yếu đều trưởng thành từ thực tiễn ở cơ sở, hình thành, phát triển qua con đường hoạt động trong các phong trào cách mạng của quần chúng. Vì

vậy, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị và nhận thức thực tiễn không đồng bộ, nhất là trình độ quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, tư duy chiến lược có nhiều hạn chế trước yêu cầu, nhiệm vụ hiện nay. Trong khi đó, hệ thống chính trị cấp cơ sở đang đứng trước những yêu cầu mới, ngày càng cao hơn, phức tạp hơn như trình độ, ý thức, năng lực làm chủ của người dân ngày càng cao; những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn đa dạng và phức tạp hơn; hoạt động của cơ quan công quyền ngày càng được công khai, minh bạch hóa; việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động quản lý, điều hành ngày càng đặt ra bức thiết, vv.. Thực tế này được thể hiện qua mâu thuẫn giữa yêu cầu phát triển với trình độ có hạn của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt cấp cơ sở, với phương thức hoạt động chậm đổi mới của các đoàn thể; ở mối quan hệ giữa cán bộ với dân. Mấu chốt của mâu thuẫn trên là tổ chức và cán bộ. Thực tế cho thấy, những “điểm nóng” đã xảy ra, tình hình mất ổn định, phản ứng bất bình và khiếu kiện của dân thường tập trung vào cán bộ chủ chốt có những sai phạm về chính sách, lợi dụng chức quyền, lạm dụng công quỹ, tham ô, thiếu dân chủ... Nhìn chung, trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ cấp xã, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt hiện nay được nâng lên so với trước đây nhưng vẫn còn thấp so với yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tỉnh nhà. Bởi vậy một yêu cầu đặt ra là phải xây dựng được những tiêu chuẩn các chức danh cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, trên cơ sở đó, hướng tới sự đồng bộ trong quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm hoặc giới thiệu bầu cử các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tạo nền tảng vững chắc, lâu dài, đồng bộ cho đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

1.3.2. Suy thoái tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống trong đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là nguy cơ cận kề nhất làm mất niềm tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của đảng, quản lý của nhà nước ở cơ sở.

Như nhận định của Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI): “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh

đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc...” trong đó, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn bộc lộ nhiều mặt bất cập trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện. Tình trạng nhũng nhiễu, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vi phạm pháp luật, cá biệt có nơi xẩy ra hết sức nghiêm trọng. Vì vậy, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mỗi tổ chức chưa được thực hiện tốt; nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới. Một số nơi khi có vụ việc xảy ra như: tranh chấp địa giới hành chính, đền bù giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư; vi phạm chính sách xã hội, quản lý đất đai, tài chính v.v… nhưng sự phối hợp để giải quyết của cả hệ thống chính trị chưa đồng bộ; năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng chưa đáp ứng yêu cầu; quản lý, điều hành của chính quyền còn hạn chế, thực hiện chức năng giám sát, quyết định của Hội đồng nhân dân ở một số địa phương chưa đạt yêu cầu, vai trò của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng chưa được phát huy tốt, việc tập hợp hội viên, đoàn viên, thanh niên gặp nhiều khó khăn v.v…khi nói về những vấn đề đặt ra với cán bộ xã hiện nay, ông Phạm Thế Duyệt - nguyên Ủy viên Thường vụ, Thường trực Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch UBTƯMTTQ Việt Nam, cho rằng, “tham nhũng rất nghiêm trọng nhưng quan liêu và xa dân cũng đang là một nguy cơ rất lớn. Cán bộ ngày nay ít có tiếp cận thực tế với dân, ít có những giải quyết cụ thể của những người có trách nhiệm với dân. Sợ nhất là vô cảm với dân”. Vì vậy, vấn đề đặt ra là công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống, đạo đức công vụ; nâng cao nhận thức trong thực thi chức trách nhiệm vụ của cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là vấn đề hết sức bức thiết đối với đội ngũ cán bộ cấp cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh nói riêng hết sức bức bách và cấp thiết.

1.3.3. Phương pháp và tác phong lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đang là lực cản cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Hà Tĩnh.

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ, tư duy kinh tế tri thức đã và đang yêu cầu đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt các cấp nói riêng phải có trình độ chuyên môn và năng lực lãnh đạo thật sự, nếu không sẽ bị đào thải. Công việc lãnh đạo của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đòi hỏi phải toàn diện, đa dạng, đa năng, phong phú, ở cương vị đó đòi hỏi họ phải trau dồi cho mình một kỹ năng, một phương pháp lãnh đạo và phong cách làm việc thật khoa học để có thể gần dân, sát dân, hiểu dân, phát huy sức mạnh của tổng hợp của nhân dân để thực hiện những chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước và xây dựng, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.

Trong thực tiễn năng lực tổ chức trong hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở, nhìn chung hiện nay còn yếu. Trong quá trình đổi mới đòi hỏi đội ngũ cán bộ này phải có năng lực thực tiễn vì thực tế luôn nảy sinh những mâu thuẫn mới, những nội dung mới đòi hỏi người cán bộ phải có năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn để vận dụng sáng tạo, căn cứ vào thực tế khách quan để giải quyết vấn đề một cách sinh động, có năng lực thực tiễn thì người cán bộ mới nhanh nhạy, dám quyết định mọi công việc một cách chính xác. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh cán bộ phải : “cả gan nói, cả gan làm” mới nâng cao được năng lực tổ chức hoạt động thực tiễn.

Bên cạnh đó, thực tiễn cơ sở hiện nay một bộ phận cán bộ chủ chốt có phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác mất dân chủ, cửa quyền, độc đoán dẫn đến tình trạng mất đoàn kết, các quyết định không sát thực tế, các nhiệm vụ đặt ra không thực hiện được, đồng thời trở thành miếng đất màu mỡ cho những kẻ cơ hội, lợi dụng thực hiện những mưu đồ cá nhân. Đây cũng là nguy cơ dẫn đến mất lòng tin và mất dân chủ trong Đảng, chính quyền, và hậu quả tất yếu là dẫn đến Đảng, chính quyền mất quyền lãnh đạo. Bởi vậy trong

giai đoạn hiện nay, xây dựng phong cách làm việc dân chủ, tập thể là yêu cầu không thể thiếu đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo. Bên cạnh đó, một số cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp cơ sở còn tồn tại tình trạng coi thường tập thể, dựa dẫm, ỷ lại vào tập thể, không dám quyết đoán, không nêu cao trách nhiệm của mình trước tập thể đều làm yếu năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đơn vị mình, dẫn đến sự trì trệ. Thực chất, phong cách lãnh đạo của loại cán bộ này là không dám nghĩ, không dám chủ trương không dám quyết đoán, dù công việc rất nhỏ thuộc phạm vi quyền hạn của mình. Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hoá của tỉnh đòi hỏi phong cách làm việc của cán bộ phải khoa học, phải sáng tạo, nhạy bén và năng động, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Đồng thời nó cũng không chấp nhận những cán bộ quan liêu, hữu danh, vô thực, trục lợi “sâu dân, mọt nước”, nhu nhược, yếu hèn, ngại tiếp xúc, đối thoại với nhân dân, né tránh, ngại phát biểu ở nơi đông người..vv...

Bởi vậy, việc đổi mới hệ thống chính trị cùng với việc đẩy mạnh thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở hiện nay yêu cầu đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở không ngừng nâng cao năng lực thực hành dân chủ. Họ phải là tấm gương tiêu biểu về đạo đức như Hồ Chí Minh đã dạy: phải gần dân, sát dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, biết vận động quần chúng và tập hợp quần chúng. Cái gì có lợi cho dân ta phải làm bằng được, cái gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Hễ dân có ý kiến gì phải giải thích cho “thấu tình, đạt lý” có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Từ thực trạng đó một vấn đề đặt ra hiện nay là phải tập trong cải cách hành chính trong đảng, nhà nước và các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội gắn với đổi mới phong cách, tác phong lãnh đạo, công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt, nhất là cấp cơ sở

1.3.4. Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở còn thiếu một chiến lược tổng thể và lộ trình thực hiện.

Từ thực trạng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh như trên, có thể thấy rằng xây dựng đội ngũ chủ chốt cấp cơ sở đáp ứng yêu cầu

nhiệm vụ trong giai đoạn mới là một thách thức không nhỏ, đòi hỏi ngoài việc tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, phát huy vai trò của chính quyền, mặt trận, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, ý thức tự vươn lên của đội ngũ cán bộ còn phải có định hướng mang tính chiến lược lâu dài trong công tác cán bộ và xác định lộ trình cụ thể trong tổ chức thực hiện các khâu của công tác cán bộ (quy hoạch, đào tạo, tuyển dụng, bố trí, sắp xếp, đề bạt, bổ nhiệm...). Một vấn đề hiện nay đang đặt ra là đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đang nằm trong một “vòng luẩn quẩn: đầu vào thì thiếu, đầu ra thì không có”. Đây là thực trạng mang tính lịch sử nếu không sớm tìm ra hướng giải quyết với những chính sách mang tính đồng bộ thì những giải pháp khác nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở sẽ bị vô hiệu hóa. Hiện nay, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh có độ tuổi 45 – 60 tuổi chiến từ 60 -70 %, trong đó nhiều đồng chí nằm vào tình trạng “lưu ban” nhiều nhiệm kỳ, hết làm bí thư cấp ủy lại quay sang làm chủ tịch ủy ban nhân dân rồi lại chuyển qua làm bí thư cấp ủy, trong khi uy tín lãnh đạo trong đảng, trong dân có phần hạn chế. Bên cạnh đó, một số cán bộ trẻ có năng lực và trình độ lại không có cơ chế để phát triển thay thế, bởi tư tưởng cha, chú ở cán bộ cơ sở vẫn còn mang nặng, mà cơ chế điều chuyển cán bộ chủ chốt cấp cơ sở lên các phòng, ban cấp trên cơ sở rất khó khăn do trình độ chuyên môn và khả năng đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của đội ngũ này ở các phòng, ban chuyên môn rất hạn chế. Bởi vậy, một vấn đề và cũng là một yêu cầu rất quan trọng đặt ra đối với cơ quan tham mưu về công tác cán bộ là phải nghiên cứu cải cách hệ thống chính sách đối với cán bộ cấp cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt ở cơ sở nói riêng, tạo cơ chế sử dụng được người tài, người có năng lực thực sự và thải loại những cán bộ yếu về năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống. Đây là vấn đề mang tính cốt lỗi để từng bước “ thay máu” và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở.

1.3.5. Chính sách cán bộ cơ sở nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng đang còn nhiều bất cập

Chính sách, tiền lương đối với cán bộ cấp cơ sở những năm gần đây đã có sự sửa đổi, bổ sung thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với cán bộ ở cơ sở, song trước những yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng nặng nề, những đòi hỏi từ thực tiễn ngày càng cao, thì những chính sách đãi ngộ đối với cán bộ cấp cơ sở hiện nay còn nhiều bất cập và chưa thỏa đáng. Lộ trình thực hiện quá chậm, đến năm 2004 công chức xã mới được hưởng chế độ tiền lương như công chức cấp huyện, còn cán bộ đến năm 2007 mới được thực hiện, trong khi chính quyền cấp xã là cấp trực tiếp với dân, khối lượng công việc của cán bộ, công chức xã ngày càng tăng lên nặng nề, phức tạp hơn, thậm chí trong thực thi nhiệm vụ ở cơ sở, không chỉ giải quyết trong giờ hành chính, mà phải làm việc ngoài giờ hành chính khi dân có yêu cầu đến chính quyền, thường xuyên phát sinh những khó khăn phức tạp mới , tính chất mức đô ̣ của công việc hết sức nhạy cảm, trong khi đó chế độ chính sách thiếu đồng bô ̣ và chưa công bằng , chịu thiệt thòi trong thời gian khá dài , nên người có trình độ năng lực không muốn về xã công tác , điều đó một phần đã chứng minh, vì sao chất lượng đội ngũ cán bộ cơ sở nâng lên chậm , tình trạng “lão hoá” cán bộ xã là thực tế.

Tiền lương cán bộ , công chức cấp xã hiện tại được hưởng như cán bộ , công chức cấp huyện trở lên nhưng khi có yêu cầu chuyển thành công chức cấp huyện trở lên phải có ít nhất 5 năm công tác, đảm bảo đủ tiêu chuẩn của ngạch công chức thì mới xét chuyển, quy định như vậy là chưa thật phù hợp, chưa tạo được sự liên thông trong đội ngũ cán bộ, công chức các cấp.

Công chức cấp xã không được hưởng phụ cấp theo loại đơn vị hành chính như cán bộ cấp xã là thiếu công bằng vì tất cả cán bộ, công chức đều

Một phần của tài liệu vận dụng tư tưởng hồ chí minh về cán bộ vào xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở tình hà tĩnh (Trang 32 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)