cách công tác của người cán bộ cách mạng
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến việc xây dựng và sửa đổi cách lãnh đạo, cũng như lối làm việc của tổ chức Đảng và của cán bộ, đảng viên.
Phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác hay nói theo cách mà Hồ Chí Minh thường dùng chính là cách lãnh đạo và tác phong làm việc. Từ lâu Đảng ta đã tổng kết: Muốn lãnh đạo cách mạng giành thắng lợi, Đảng không phải chỉ đề ra được đường lối cách mạng đúng đắn, mà còn phải tìm ra được phương pháp cách mạng thích hợp. Trong phương pháp cách mạng thì phương thức lãnh đạo là nội dung chủ yếu nhất. Thực tế đã chứng minh cùng một đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng, nhưng có nơi làm tốt, có nơi làm không tốt, điều này phụ thuộc chủ yếu vào phương thức lãnh đạo đúng hay sai, thích hợp hay không thích hợp của các cấp uỷ đảng.
Phương thức lãnh đạo không phải “nhất thành bất biến”, mà phải thay đổi cùng với sự thay đổi của nhiệm vụ cách mạng, của đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn cách mạng, của đối tượng mà Đảng lãnh đạo. Trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo, những kinh nghiệm tốt, những bài học hay của thời kỳ trước phải được kế thừa, phát triển trong thời kỳ sau; những gì sai phải loại bỏ, những gì không còn phù hợp phải vượt qua. Từ đó có thể thấy, phương thức lãnh đạo là một trong những lĩnh vực đòi hỏi chủ thể lãnh đạo phải năng động và có nhiều sáng tạo nhất.
Là một lãnh tụ của Đảng, hơn ai hết, Hồ Chí Minh sớm thấy rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của việc chấn chỉnh, xây dựng phương thức lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng và lề lối làm việc của cán bộ, đảng viên. Do đó, ngay trong
thời kỳ kháng chiến chống Pháp đang gay go ác liệt, năm 1947, Người đã viết tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”. Bởi vì Người thấy rõ rằng, để đưa cách mạng đến thắng lợi, trước hết Đảng phải hoạch định đường lối đúng. Nghị quyết của Đảng là nhân tố có ý nghĩa quyết định hàng đầu. Nhưng điều có ý nghĩa nhất là phải làm cho nghị quyết, đường lối, chính sách của Đảng thấm sâu vào tâm lý quốc dân, đi vào cuộc sống, biến nghị quyết của Đảng thành hành động của quần chúng, tạo ra các đột phá trong các lĩnh vực cách mạng. Muốn cho công việc thành công phải có cán bộ tốt, có năng lực và điều quan trọng là phải có phương pháp lãnh đạo đúng, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ những chức năng cơ bản của hoạt động lãnh đạo là xác định đường lối, tổ chức lựa chọn và bố trí cán bộ; vận động, tuyên truyền, tổ chức cho quần chúng thực hiện và kiểm soát việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng… Để làm tốt những chức năng trên, người chỉ ra phương pháp lãnh đạo đúng phải tuân thủ ba khâu lớn:
Lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng vì dân chúng chính là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân chúng giúp sức thì không xong.
3. Phải tổ chức kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có quần chúng giúp mới được [31, tr.285 - 286].
Trước hết phải quyết định mọi vấn đề cho đúng mà muốn quyết định mọi vấn đề cho đúng thì “bất cứ việc to, việc nhỏ, chúng ta phải xét rõ và làm cho hợp trình độ văn hoá, thói quen sinh hoạt, trình độ giác ngộ, kinh nghiệm đấu tranh, lòng ham muốn, tình hình thiết thực của quần chúng. Do đó mà tính cách làm việc, cách tổ chức… Nếu không vậy, nếu cứ làm theo ý muốn, theo tư tưởng, theo chủ quan của mình rồi đem cột vào cho quần chúng thì khác nào “khoét chân cho vừa giầy”… “ai cũng đóng giầy theo chân, không ai
đóng chân theo giầy”. Điều đó đòi hỏi muốn có nghị quyết đúng, người lãnh đạo phải sâu sát, lắng nghe ý kiến của cơ sở, của quần chúng, chú trọng nghiên cứu những sáng tạo của địa phương, đơn vị… hết sức tránh việc tuỳ tiện, phiến diện, chủ quan trong việc định ra những chủ trương lãnh đạo: “vì vậy muốn giải quyết vấn đề cho đúng, ắt phải họp kinh nghiệm cả hai bên lại” [31, tr.286].
Sau khi có nghị quyết, thì việc tổ chức thi hành cho đúng là khâu có ý nghĩa quyết định. Việc đó lại phụ thuộc ở việc lựa chọn, bố trí cán bộ phù hợp với yêu cầu, nội dung, tính chất của nhiệm vụ, của công việc.
Trong việc bố trí, giao nhiệm vụ cho cán bộ, Hồ Chí Minh căn dặn khi giao công tác cho cán bộ, cần phải chỉ rõ ràng, sắp đặt đầy đủ, vạch rõ những điểm chính và những khó khăn có thể xảy ra, những vấn đề quyết định rồi thả cho họ làm, khuyên họ cứ cả gan mà làm. Việc gì cấp trên cũng nhúng vào, cán bộ sẽ như một cái máy, việc gì cũng chờ mệnh lệnh, sinh ra ỷ lại, mất hết sáng kiến. Và Người cũng dạy rằng, trước khi giao công tác cũng phải bàn kỹ với cán bộ. Nếu họ gánh vác không nổi, chớ miễn cưỡng trao việc đó cho họ, khi đã trao cho họ phải hoàn toàn tin họ. Không nên sớm ra lệnh này, trưa ra lệnh khác. Nếu không tin cán bộ, sợ họ làm không được, rồi việc gì mình cũng nhúng vào, kết quả thành chứng bao biện, công việc vẫn không xong, cán bộ thì vơ vẩn cả ngày, buồn rầu, nản chí. Ví vậy, Bác chỉ rõ: “Phải đào tạo một mớ cán bộ phụ trách, có gan làm việc, ham làm việc. Có thế Đảng mới thành công. Nếu đào tạo một mớ cán bộ nhát gan, dễ bảo “đập đi, hò đứng”, không dám phụ trách. Như thế là một việc thất bại cho Đảng” [31, tr. 281].
Người kịch liệt phê phán tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, người cho rằng những người mắc bệnh này thích ngồi bàn giấy hơn là đi xuống cơ sở để hiểu đúng thực tế. Thích dùng mệnh lệnh hành chính hơn là kiên nhẫn giáo dục quần chúng một cách có lý, có tình. Do đó mà đường lối, chính sách đúng đắn của Đảng không thấu đến quần chúng, thi hành lệch lạc, hỏng công việc, lại mất lòng người. Người lên án hiện tượng lạm dụng chức
quyền, đem bà con, bạn hữu đặt vào chức nọ, chức kia. Người coi chủ nghĩa cá nhân là thứ “giặc nội xâm trong lòng. Do chủ nghĩa cá nhân mà đẻ ra những tư tưởng sai lệch khác: công thần, kiêu ngạo, kèn cựa, địa vị, tham ô, lãng phí, quan liêu… Cho nên chủ nghĩa cá nhân là “kẻ thù nguy hiểm, nó không mang gươm, mang súng, nó nằm ngay trong tổ chức để làm hỏng việc của chúng ta”. Người yêu cầu phải chống loại giặc này như chống giặc ngoại xâm vì chủ nghĩa cá nhân, tham ô, lãng phí làm tha hoá mất bao nhiêu cán bộ, đảng viên. Nhiều đồng chí vào sinh, ra tử trong chiến tranh vẫn vững vàng vượt qua thì ngày nay trong hoà bình đã bị kẻ thù này đánh gục. Đây là một vấn đề có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đấu tranh chống mọi biểu hiện tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch, thực hiện thắng lợi đường lối, nghị quyết của Đảng trong thời kỳ mới.
Hồ Chí Minh chỉ ra rằng, phương pháp lãnh đạo là phải gắn với công tác kiểm tra. Điều này Đảng ta cũng xác định rõ: Lãnh đạo mà không kiểm tra coi như không có lãnh đạo. Muốn kiểm tra có hiệu quả phải coi trọng hai vấn đề: “Một là, việc kiểm soát phải có hệ thống, phải thường làm. Hai là, người đi kiểm soát phải là những người rất có uy tín” [31, tr.287]. Công tác kiểm tra phải tiến hành ở mọi cấp, từ trung ương đến cơ sở, phải có một hệ thống cơ quan chuyên trách, việc kiểm tra phải tiến hành thường xuyên và người được chọn làm cán bộ kiểm tra phải có phẩm chất, năng lực tốt và có uy tín. Đồng thời phải “khéo” kiểm tra theo hai cách:
Một là từ trên xuống: “tức là người lãnh đạo kiểm soát kết quả những công việc của cán bộ mình.
Một cách nữa là từ dưới lên. Tức là quần chúng là cán bộ kiểm soát sự sai lầm của người lãnh đạo và bày tỏ cái cách sữa chữa sự sai lầm đó. Cách này là cách tốt nhất để kiểm soát các nhân viên” [31, tr.288].
Tổng kết kinh nghiệm, tổng kết thực tiễn cũng là vấn đề cực kỳ quan trọng của phương pháp lãnh đạo để bổ sung, hoàn chỉnh và phát triển đường lối, nghị quyết đã đề ra. Muốn tổng kết thực tiễn có kết quả tốt, yêu cầu người
lãnh đạo phải liên hệ mật thiết với quần chúng, với thực tiễn, không mắc bệnh quan liêu, bàn giấy và với thái độ khiêm tốn, cầu thị, học hỏi nhân dân, học hỏi quần chúng. Tổng kết thực tiễn có hai cấp độ: Thứ nhất là để rút kinh nghiệm và phổ biến kinh nghiệm hay cho mọi nơi cùng làm, thứ hai là tổng kết thực tiễn để bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chính sách. Người chỉ rõ:
Gom góp ý kiến và kinh nghiệm trong sự chỉ đạo từng bộ phận, đem làm ý kiến chung. Rồi lại đem ý kiến chung đó để thí nghiệm trong các bộ phận. Rồi lại đem kinh nghiệm chung và mới, đúc thành chỉ thị mới. Cứ như thế mãi. Biết làm như vậy mới thật là biết lãnh đạo [31, tr.291].
Phương pháp lãnh đạo đúng là liên hợp lãnh đạo với quần chúng. Theo Hồ Chí Minh, người lãnh đạo phải tìm cho được trong đội ngũ cán bộ một số người hăng hái, trung kiên cho sự lãnh đạo. Nhóm trung kiên này phải có mối liên hệ mật thiết với quần chúng, công việc mới thành. Người lãnh đạo phải dùng những người hăng hái trong quần chúng làm trung kiên cho sự lãnh đạo bởi vì: “Bất kỳ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng người: hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn”[31, tr.289]. Từ đó dùng nhóm hăng hái trong quần chúng làm trung kiên mà nâng cao hạng vừa và hạng kém lên.
Lõi cốt của vấn đề trong lãnh đạo: “ắt phải từ trong quần chúng mà ra, trở lại nơi quần chúng” [31, tr.290]. Nghĩa là, gom góp các ý kiến lẻ tẻ của quần chúng rồi phân tích, tìm hiểu, sắp đặt những ý kiến đó thành hệ thống. Rồi đem nó tuyên truyền giải thích cho quần chúng và làm cho nó trở thành ý kiến của quần chúng, làm cho quần chúng hiểu và thực hành ý kiến đó, trong lúc quần chúng thực hành ý kiến, ta xem xét lại coi ý kiến đó có đúng hay không. Rồi lại tập trung ý kiến của quần chúng, phát triển những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, tuyên truyền, giải thích, làm cho quần chúng giữ vững và thực hành. Theo Hồ Chí Minh, đó là cách lãnh đạo cực kỳ tốt. Cách lãnh đạo đúng còn là học hỏi quần chúng nhưng không được theo đuôi quần chúng.
Về phong cách công tác: Theo Hồ Chí Minh tác phong hay lề lối làm việc của người cán bộ cách mạng chính sự thể hiện những phương pháp, biện pháp, cách thức tiêu biểu, ổn định mà người cán bộ sử dụng để thực hiện nhiệm vụ của mình.
Phong cách công tác của người cán bộ giữ vai trò quan trọng trong tất cả các khâu hoạt động và thực thi của cán bộ. Nó được quy định bởi chức năng, nhiệm vụ, phẩm chất, tri thức và điều kiện hoạt động của người cán bộ, phương pháp, cách thức làm việc là bộ phận cấu thành phong cách công tác của người cán bộ. Kết quả của việc thực hiện chủ trương, nhiệm vụ phụ thuộc một phần rất quan trọng vào phong cách công tác của đội ngũ cán bộ nói chung và của từng cán bộ nói riêng. Phong cách công tác tuy là cái đời thường, dung dị, được biểu hiện trong hành động, cử chỉ, hành vi thực thi nhiệm vụ, trong cách đối nhân xử thế, giải quyết công việc, nhưng lại phản ánh phẩm chất bên trong, như tấm gương phản chiếu tâm hồn, tư tưởng và phẩm chất và năng lực của cán bộ.Vì vậy, phong cách công tác với nghĩa đích thực được coi là phẩm chất và năng lực hoạt động và hiệu quả thực thi nhiệm vụ của người cán bộ.
Trong tác phẩm Sửa đổi lề lối làm việc, Hồ Chí Minh viết: “ Nếu mỗi cán bộ, mỗi đảng viên làm việc đúng hơn, khéo hơn, thì thành tích của Đảng còn to tát hơn nữa” [31, tr.233]. Trong phong cách công tác của người cán bộ, Hồ Chí Minh yêu cầu: Người cán bộ cách mạng phải có tác phong quần chúng. Tác phong quần chúng được thể hiện bằng những hành động cụ thể: phải gần gũi nhân dân, khiêm tốn học hỏi nhân dân, không xa nhân dân. Sâu sát quần chúng nhân dân, chú ý tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của quần chúng, quan tâm đến mọi mặt của đời sống quần chúng. Tin yêu và tôn trọng con người, chú ý lắng nghe ý kiến và giải quyết những kiến nghị chính đáng của quần chúng, sẵn sàng tiếp thu sự phê bình của quần chúng và sửa chữa những khuyết điểm của mình. Người cán bộ là người giáo dục quần chúng, lãnh đạo quần chúng, đồng thời không ngừng học hỏi quần chúng, tôn trọng quyền làm
chủ của quần chúng theo tinh thần: lãnh đạo là đầy tớ, nhân dân là chủ. Người cán bộ phải tự mình mực thước để xứng đáng với sự tin cậy của quần chúng.
Hồ Chí Minh thường yêu cầu người cán bộ cách mạng phải thực hiện ba cùng: cùng ăn, cùng ở, cùng làm để hiểu rõ quần chúng và nắm được những khó khăn nguyện vọng của họ ra sao. Người đã nhiều lần phê phán tệ xa rời quần chúng, lên mặt làm “quan cách mạng”, “quan nhân dân”, không thấy mình là đầy tớ, người học trò của nhân dân. Những thói quen mệnh lệnh, cửa quyền đối với quần chúng, cưỡng bức, ức hiếp quần chúng, bỏ mặc không xem xét những yêu cầu khiếu nại của quần chúng là hoàn toàn xa lạ với quan điểm và tác phong quần chúng của Người. Hồ Chí Minh yêu cầu tác phong quần chúng của người cán bộ không chỉ trong quan hệ với dân mà còn là tác phong của các cấp lãnh đạo trên, dưới, cán bộ đối với cán bộ, cán bộ đối với đồng nghiệp của mình. Hồ Chí Minh yêu cầu tác phong đối với người cán bộ cách mạng phải: óc nghĩ, mắt nhìn, chân đi, tai nghe, miệng nói, tay làm có như vậy mới sát quần chúng, mới xâm nhập được vào quần chúng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ phải có phong cách công tác dân chủ, tập thể. Đây là phong cách không thể thiếu được của người cán bộ. Vì người cán bộ bao giờ cũng gắn với tổ chức và có trọng trách trong một tập thể lãnh đạo. Sức mạnh và trí tuệ của người cán bộ đều bắt nguồn từ tập thể, nhưng cán bộ phải có phong cách làm việc dân chủ, tập thể mới quy tụ và phát huy được sức mạnh và trí tuệ của tập thể. Bản thân Hồ Chí Minh trong cuộc sống hàng ngày cũng như trong công tác với cương vị là người đứng đầu Đảng và Nhà nước, nhưng Người không bao giờ thực hiện sự áp đặt, độc đoán hoặc gia trưởng, mà Người luôn luôn dùng cách lãnh đạo dân chủ, tập thể bàn bạc đề ra quyết định một cách chính xác, nên không chỉ khai thác được trí thông minh, sáng tạo của tập thể mà còn tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ, tạo ra được sự thống nhất ý trí và hành động của tập thể trong các giai đoạn cách mạng nước ta. Người là mẫu mực tuyệt vời về phong cách làm việc dân