chốt cấp cơ sở
Quy hoạch cán bộ là một nội dung trọng yếu của công tác cán bộ, bảo đảm cho công tác cán bộ đi vào nền nếp, chủ động, có tầm nhìn xa, đáp ứng cả nhiệm vụ trước mắt và lâu dài. Muốn thực hiện tốt công tác quy hoạch cán bộ, cần nắm vững mục đích, nội dung và giải pháp tiến hành như sau:
a. Về mục đích và căn cứ quy hoạch cán bộ
Mục đích quy hoạch cán bộ là để chủ động chuẩn bị nguồn cán bộ chung và cán bộ dự bị, kế cận các chức danh cán bộ chủ chốt của tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cấp cơ sở. Quy hoạch cán bộ phải căn cứ vào nhiệm vụ chính trị (chiến lược phát triển kinh tế - xã hội) của địa phương; căn cứ vào mô hình cơ cấu tổ chức, bộ máy; căn cứ tiêu chuẩn cán bộ và thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có.
Quy hoạch cán bộ phải bảo đảm tính liên tục, kế thừa và chuyển tiếp giữa các thế hệ trong đội ngũ cán bộ; danh sách cán bộ được quy hoạch phải được rà soát, bổ sung hàng năm, có hiệu lực pháp lý và khả thi.
b. Về nội dung quy hoạch cán bộ.
Phải chú trọng thực hiện tốt cả hai nội dung: quy hoạch nguồn cán bộ, công chức và quy hoạch cán bộ dự bị, kế cận các chức danh lãnh đạo, quản lý.
- Về quy hoạch nguồn cán bộ, công chức
Tiến hành thống kê, rà soát lại toàn bộ đội ngũ cán bộ, công chức hiện có; phân tích, đánh giá về số lượng, cơ cấu, phẩm chất, năng lực, trình độ của từng loại cán bộ đảng, chính quyền, đoàn thể, v.v… Từ đó, dự báo nhu cầu cán bộ, công chức những năm tới để xây dựng quy hoạch nguồn nhằm bổ sung cho đội ngũ cán bộ.
Đối tượng quy hoạch nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ, công chức của cơ sở: công nhân ưu tú, con em các gia đình có công với cách mạng, lực lượng vũ trang, cán bộ cơ sở có triển vọng, sinh viên xuất sắc trong các trường đại học – cao đẳng, v.v… Chú trọng phát hiện nhân tài, những người có năng khiếu hoạt động xã hội, lãnh đạo và quản lý để có kế hoạch,chính sách đào tạo và sử dụng lâu dài.
- Về quy hoạch cán bộ dự bị, kế cận các chức danh lãnh đạo.
Quy hoạch cán bộ dự bị các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp; để phục vụ tốt cho công tác chuẩn bị nhân sự bầu cử hội đồng nhân dân và đại hội đảng các cấp của địa phương khóa tới; đồng thời, xây dựng kế hoạch, chủ động quy hoạch nguồn nhân sự phục vụ yêu cầu nhiệm vụ chính trị của hàng năm và khi có nhu cầu điều động, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý đột xuất. Mỗi chức danh cán bộ, cần phải quy hoạch từ hai đến ba cán bộ dự bị, kế cận, có danh sách trích ngang cán bộ được quy hoạch.
Từng cán bộ được quy hoạch dự bị; kế cận các chức danh phải được đánh giá mặt mạnh, mặt yếu, cần bồi dưỡng mặt gì, vào thời gian nào.
Nguồn cán bộ quy hoạch dự bị, kế cận các chức danh cần xác định trong phạm vi rộng, không hạn chế trong một địa phương, đơn vị. Chú trọng những cán bộ công chức có thành tích xuất sắc trong công cuộc đổi mới, dưới 45 tuổi đang công tác trong các lĩnh vực, đặc biệt là đội ngũ cán bộ trẻ, có trình độ, năng lực, cán bộ nữ, cán bộ được rèn luyện, thử thách ở những nơi có nhiều khó khăn.
c. Về giải pháp thực hiện quy hoạch cán bộ - Quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức.
Căn cứ Đề án thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VIII) của Tỉnh ủy Hà Tĩnh và cấp ủy các cấp, tiếp tục rà soát, triển khai tổ chức sắp xếp, kiện toàn lại bộ máy tổ chức của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hoạt động có hiệu quả.
Xác định rõ định biên chế cán bộ, công chức (phân tích số lượng, cơ cấu, yêu cầu về trình độ, năng lực…). Dự kiến số lượng cán bộ cần thay thế, điều chỉnh, nghỉ theo chế độ; thực hiện chính sách, chế độ đối với những người đã đến tuổi nghỉ hưu, hoặc dôi dư do sắp xếp, tinh giảm biên chế. Từ đó, tiến hành xây dựng kế hoạch tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng, luân chuyển cán bộ và thực hiện chính sách đối với các loại cán bộ.
- Quy hoạch cán bộ dự bị, kế cận các chức danh lãnh đạo, quản lý. + Lựa chọn cán bộ nguồn lãnh đạo.
Từng chức danh cán bộ phải có nhiều cán bộ dự nguồn.
Căn cứ vào tiêu chuẩn cán bộ và nhiệm vụ tổ chức để lựa chọn cán bộ dự nguồn cho từng thời kỳ.
+ Quy trình lựa chọn quy hoạch cán bộ dự bị, kế cận.
Người đứng đầu cấp ủy cùng với bộ phận tham mưu nghiên cứu, đề xuất, nhận xét, đánh giá cán bộ.
Cấp ủy, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị, địa phương tổ chức để cán bộ đảng viên (hoặc chỉ giới hạn trong cán bộ chủ chốt) giới thiệu cán bộ dự nguồn các chức danh lãnh đạo, quản lý.
Tập thể cấp ủy (hoặc Ban Thường vụ) v.v.. xem xét, lựa chọn cán bộ dự nguồn.
Tổng hợp danh sách cán bộ dự nguồn theo mẫu quy định của Ban tổ chức Trung ương và của Ban Tổ chức Tỉnh ủy
Cần có kế hoạch thực hiện tốt các bước quy hoạch cán bộ theo một quy trình chặt chẽ, trước hết là đối với cán bộ dự nguồn các chức danh chủ chốt cho từng thời gian.
+ Tổ chức thực hiện kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. + Thực hiện quy trình điều chỉnh, luân chuyển cán bộ theo kế hoạch. Tạo điều kiện cho cán bộ trong quy hoạch rèn luyện thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm ở các vị trí công tác khác nhau.
+ Đưa cán bộ dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch.
d. Kiểm tra, tổng kết, nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ
- Định kỳ kiểm tra, đánh giá công tác quy hoạch cán bộ và có biện pháp kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh, nâng cao hiệu quả công tác quy hoạch.
- Hàng năm, kiểm điểm tiến độ thực hiện quy hoạch về tạo nguồn cán bộ, đào tạo bồi dưỡng và luân chuyển, bố trí cán bộ dự nguồn vào vị trí cần thiết.
- Tổng kết nâng cao chất lượng công tác quy hoạch cán bộ.
- Sau một nhiệm kỳ, cấp ủy cần kiểm điểm, đánh giá về kết quà thực hiện các nội dung của quy hoạch cán bộ để có các biện pháp điều chỉnh, bổ sung phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ chính trị, cơ cấu tổ chức.
e. Về phân cấp quy hoạch cán bộ
- Ban thường vụ huyện, thành, thị ủy lập quy hoạch cho ban chấp hành huyện, thành, thị; trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện; cán bộ chủ chốt, xã, phường, thị trấn.
- Ban thường vụ cấp ủy cơ sở lập quy hoạch cho ban chấp hành cấp xã; cán bộ chuyên môn các ngành tại đơn vị xã, phường, thị trấn.