bộ chủ chốt cấp cơ sở
Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ là giải pháp quan trọng nhất để thực hiện quy hoạch cán bộ. Việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ phải xuất phát từ tiêu chuẩn của từng loại cán bộ.
Để cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được triển khai thực hiện đồng bộ, tích cực và có hiệu quả, Ban Thường vụ Tỉnh ủy hà Tĩnh đã ba hành Nghị quyết số 07- NQ/TU, ngày 20/10/2008 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại Trường Chính trị Trần Phú và Trung tâm bồi dưỡng chính trị tại các huyện, thành phố, thị xã; Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 19/8/2009 về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn. Căn cứ các nghị quyết này, mỗi cấp, mỗi ngành, địa phương, đơn vị phải xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ứng với quy hoạch ngắn hạn, dài hạn nguồn cán bộ nói chung và cán bộ trong diện quy hoạch dự bị, kế cận các chức danh cán bộ chủ chốt, trọng tâm là các nội dung sau:
a. Về xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
Hàng năm, Tỉnh ủy chỉ đạo ban thường vụ cấp ủy các cấp xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp, kế hoạch bao gồm:
- Cử cán bộ đi học tại các trường lớp của Trung ương về lý luận chính trị, quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, bồi dưỡng nâng cao kiến thức kinh tế, pháp luật v.v…
- Đào tạo bồi dưỡng tại Trường Chính trị Trần Phú, các trung tâm bồi dưỡng chính trị ở huyện, thành, thị xã
- Đối tượng đào tạo, bồi dưỡng: Tập trung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nguồn, cán bộ dự bị và đương chức các chức danh lãnh đạo, quản lý chủ chốt các cấp.
b. Về phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Kết hợp đào tạo chính quy, tập trung chủ yếu đối với cán bộ trẻ có triển vọng phát triển, với các hình thức đào tạo không tập trung, tại chức cho những cán bộ đương chức, tuổi cao.
- Có chế độ khuyến khích các hình thức tự học, tự nghiên cứu nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ.
- Chú trọng việc điều động, luân chuyển cán bộ, coi đó là phương thức đào tạo, rèn luyện cán bộ qua hoạt động thực tiễn ở các môi trường, điều kiện khác nhau để có kiến thức toàn diện. Điều đó rất bổ ích và cần thiết cho những cán bộ dự bị các chức danh chủ chốt, nhất là người đứng đầu.
c. Về việc tiếp tục kiện toàn hệ thống đào tạo, bồi dưỡng cán bộ.
- Tăng cường cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của thtỉnh, các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị, thành phố…
- Có kế hoạch tăng cường, bổ sung những giảng viên có chất lượng cao và bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn, hiểu biết thực tiễn cho đội ngũ giảng viên hiện có ở trường và các trung tâm.
- Xây dựng hệ thống chương trình, kế hoạch đào tạo bồi dưỡng của các lớp, ở trường Chính trị Trần Phú và trung tâm các huyện, thành, thị theo hướng bớt trùng lặp, gắn lý luận với thực tiễn, phục vụ thiết thực yêu cầu công tác của cán bộ, công chức.
- Cần xây dựng, tổ chức và nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng đào tạo cán bộ của Tỉnh và các đơn vị cấp huyện, bao gồm một số nhà chính trị, khoa học, giáo dục có năng lực, trình độ, tâm huyết với sự nghiệp đào tạo và có điều kiện để tư vấn cho Tỉnh ủy lãnh đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ trong thời kỳ mới.