bộ chủ chốt cấp cơ sở nói đi đôi với làm, lý thuyết kết hợp với thực hành sáng tạo; dân chủ, gần dân, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm
Nói đi đôi với làm, lý luận gắn với thực tiễn, luôn gương mẫu trong công việc là một giải pháp quan trọng trong việc đổi mới phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở muốn được dân tin, dân thống nhất cả ý trí và hành động trước những chủ trương chính sách của Đảng cũng như những nhiệm vụ của cơ sở cần phải luôn luôn khi đã nói là phải làm, tránh tình trạng nói mà không làm, nói nhiều làm ít, nói một đằng, làm một nẻo. Thực tế có những cơ sở yếu kém, cán bộ chủ chốt nói rất hay nhưng thực chất là mị dân, nói trước dân chúng một điều là vì lợi ích của dân, hai điều là vì lợi ích của tập thể nhưng thực tế họ vì chính bản thân họ dẫn đến tình trạng dân mất lòng tin, không thực hiện những điều họ nói. Từ năm 1924, Hồ Chí Minh đã vạch rõ: “Nói chung thì các dân tộc phương Đông giàu tình cảm và đối với họ thì một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trăm bài diễn văn và tuyên truyền.” [41, tr.263]. Ngay trong trang đầu của tác phẩm Đường cách mệnh, Hồ Chí Minh đã nêu 23 điều về tư cách của người cách mệnh trong đó điều thứ 10 khẳng định: “Nói thì phải làm” [42, tr.260].
Đối với tất cả mọi người, Hồ Chí Minh đều đòi hỏi nói phải đi đôi với làm, trong đó Người đặc biệt nhấn mạnh đến cán bộ, Người cho rằng lời nói và việc làm của cán bộ luôn được quần chúng theo dõi, coi là khuôn mẫu,
mực thước. Nếu người cán bộ, đảng viên yêu cầu mọi người siêng năng, nhưng mình thì ăn trưa, ngủ trễ, muốn người ta tiết kiệm nhưng mình thì xa xỉ, lãng phí thì tuyên truyền một trăm năm cũng vô ích:
“Trước mặt quần chúng không phải ta cứ viết lên trán chữ “cộng sản” mà ta được họ yêu mến. Quần chúng chỉ quý mến những người có tư cách, đạo đức. Muốn hướng dẫn nhân dân, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước” [45, tr.552].
Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về nhiệm vụ chủ yếu của công tác lý luận, tư tưởng trong tình hình mới viết: “Toàn Đảng, trước hết là Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cán bộ chủ chốt các cấp, các ngành kiên quyết thực hiện nói đi đôi với làm, nói và làm đúng đường lối, đúng chính sách, pháp luật” [18, tr.141-142]. Hơn ai hết, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là người trực tiếp gắn bó với nhân dân, trực tiếp đưa chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước vào trong dân chúng, chính vì vậy đòi hỏi người cán bộ phải nghiêm túc thực hiện phong cách làm việc nói đi đôi với làm, lý luận gắn liền với thực tiễn, làm tấm gương cho nhân dân học tập.
Có thể nói rằng, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh hiện nay nói riêng và cả nước nói chung trình độ còn hạn chế về nhiều mặt: chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận, phương pháp, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, chính vì vậy mà phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác nhìn chung thiếu tính khoa học, nặng về lý thuyết, thiếu kinh nghiệm thực hành. Đây là hậu quả của việc chúng ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu. Hàng loạt các thói quen xấu như phong cách làm việc tự do, tuỳ tiện, gặp chăng hay chớ, thiếu kế hoạch, thiếu điều tra nghiên cứu, thiếu ngăn nắp, trật tự, luộm thuộn, lề mề, chậm chạp, không coi trọng thời gian, không cụ thể, không thiết thực, bảo thủ, trì trệ, thiếu nhìn xa, trông rộng, không biết xuất phát từ thực tiễn cơ sở để giải quyết công việc. Chính vì vậy, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải xây dựng phương pháp lãnh đạo và
phong cách công tác khoa học, sửa dần lối lãnh đạo tùy tiện theo cảm hứng, chủ quan, đôi khi cả nể. Muốn làm được điều đó, trước hết phải nâng cao trình độ của mỗi cán bộ một cách toàn diện cả về chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị. Học tập chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, về phương pháp tư duy biện chứng, sáng tạo, tư duy khoa học, biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý luận với thực tiễn.
Người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở muốn có phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác khoa học cần phải đi sâu, đi sát, điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình cụ thể. Đồng thời phải phát huy trí tuệ của cấp dưới, phát huy sự sáng tạo của quần chúng nhân dân, biết sử dụng bộ máy, sử dụng những người cộng sự, sử dụng những cơ quan giúp việc để nắm được những thông tin cần thiết, chính xác; sàng lọc những thông tin sai lệch, những báo cáo dối trá, những phản ánh lựa chiều thiếu trung thực.
Khi giải quyết những vấn đề đặt ra tại cơ sở, phải xem xét, đối chiếu, so sánh những ý kiến khác nhau, tổng hợp những ý kiến đó, lựa chọn ý kiến đúng, tránh nhầm lẫn giữa ý kiến đúng với ý kiến sai.
Người cán bộ chủ chốt phải có cái nhìn khách quan, toàn diện đối với bộ máy giúp việc, tránh phiến diện, một chiều, tránh nể nang, nghe những kẻ nịnh hót mà cần sử dụng những người thẳng thắn trung thực, có năng lực công tác.
Người cán bộ chủ chốt có phương pháp lãnh đạo và phong cách công tác khoa học phải quán triệt nguyên tắc: làm việc phải có tính mục đích rõ ràng, tập trung chương trình, kế hoạch đặt ra phải sát, hợp. Khi đã đặt kế hoạch đúng đắn rồi thì mình cùng mọi người nghiêm túc thực hiện kế hoạch đề ra. Khi thực hiện kế hoạch rồi thì phải tổng kết việc thực hiện, cái gì làm được thì phát huy, cái gì chưa làm được thì phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm. Trong công tác lãnh đạo, Hồ Chí Minh rất coi trọng vấn đề tổng kết thực tiễn để rút kinh nghiệm, từng việc, từng chủ trương, thấy rõ hay dở, đúng sai , từ đó Người bổ sung kịp thời những chủ trương chưa đúng, chưa đủ, và quan trọng hơn là để rút ra những kết luận mới để bổ sung cho lý luận.
Vậy người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở không chỉ xuất phát từ thực tế của địa phương mình mà cần phải học hỏi những địa phương, những cơ sở bạn, cái gì hay mà phù hợp với cơ sở mình để học hỏi, để áp dụng mà làm.
Tác phong khoa học đòi hỏi: Lãnh đạo phải cụ thể, phải kịp thời, phải thiết thực, phải có trọng điểm và nắm điển hình, phải chân đi, mắt thấy, tai nghe, miệng nói, tay làm, óc nghĩ, cần phải lãnh đạo toàn diện và cụ thể, cẩn thận mà nhanh nhẹn, kịp thời, làm đến nơi đến chốn. Có như vậy, người cán bộ chủ chốt mới thực hiện tốt được công tác dân vận, được nhân dân tin yêu và phát huy được sức mạnh to lớn của tập thể trong việc hoàn thành những nhiệm vụ ở cơ sở.
Người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải luôn tôn trọng dân; thái độ khinh dân, coi thường dân là biểu hiện của phong cách lãnh đạo độc đoán, quan liêu. Người lãnh đạo ở cơ sở phải nhận thức được rằng ở người dân bình thường nhất, trình độ thấp nhất cũng có thể có được những sáng kiến hay nhất vì chân lý đều nảy sinh từ vấn đề thực tiễn, người nông dân là những người thường xuyên phải đối mặt với thực tiễn, trực tiếp tham gia hoạt động thực tiễn nhất là những hoạt động sản xuất vật chất ở cơ sở, cho nên họ là những người có thể đưa ra những sáng kiến, kiến nghị nảy sinh từ chính hoạt động của họ. Chính vì vậy, nếu người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở biết lắng nghe dân nói, hiểu những việc dân làm, tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân sẽ có những giải pháp tốt trong công tác cũng như lãnh đạo. Thực tiễn ở nước ta đã chứng minh điều đó: việc đổi mới phương thức khoán trong nông nghiệp cũng bắt đầu từ sáng kiến của quần chúng. Như vậy, việc thực sự tôn trọng nhân dân không phải chỉ ở góc độ nhân văn, nhân đạo mà phải hiểu từ góc độ khoa học, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải nhìn nhận người dân như người “thầy” của mình, như Bác Hồ đã nhắc nhở: Cán bộ phải học ở nhân dân.
Người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở có phương pháp lãnh đạo và phong cách làm việc dân chủ là người lãnh đạo phải biết gợi cho dân nói, dân phát biểu ý kiến trong các cuộc họp bàn, nếu người lãnh đạo giữ vai trò chủ trì,
điều khiển thì phải quán triệt nguyên tắc “nghe dân nói là chính”, khắc phục bệnh thường gặp ở nhiều người cán bộ lãnh đạo trong các cuộc họp, toàn “nói cho dân nghe là chính”. Người lãnh đạo cơ sở phải chú ý dành thời gian để tiếp dân, tiếp xúc với dân. Do vậy, khi tiếp dân ở cơ sở, người lãnh đạo phải chu đáo, tận tuỵ, giải thích cho dân hiểu một cách chặt chẽ vì trình độ dân trí còn thấp
Khi giải quyết các công việc người cán bộ chủ chốt phải quán triệt nguyên tắc giải quyết một cách dứt điểm, có lý, có tình, rõ ràng, không để dân thắc mắc đi lại nhiều lần. Khi người cán bộ tham gia sinh hoạt cùng dân phải bình dị, không xa cách, khác thường, rất tôn trọng, lắng nghe ý kiến phản ánh của dân. Phải sống hoà đồng với quần chúng trong cách ăn mặc, giao tiếp, ứng xử, đi lại, học tập, theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.
Đồng thời, người cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải biết giữ gìn phẩm chất, thường xuyên rèn luyện tu dưỡng để xứng đáng với sự tin cậy và sự giúp đỡ của nhân dân; gần dân, sát dân để qua giao tiếp, phát hiện ra những tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, những ý kiến xác đáng của nhân dân là rất cần thiết. Người lãnh đạo phải thể hiện các đức tính khiêm tốn, niềm nở, lịch thiệp, dũng cảm, dám quyết đoán kịp thời với tinh thần trách nhiệm cao, là người quan tâm, kiểm tra sâu sát, cụ thể các hoạt động kinh tế xã hội ở địa phương và sẵn sàng tạo điều kiện để các bộ phận có chức năng kiểm tra, giám sát hoạt động của mình.
Cán bộ lãnh đạo biết lo cho dân thì dân sẽ ủng hộ, cán bộ lãnh đạo có phong cách dân chủ thì đó là cái cốt lõi để phát triển mọi mặt ở địa phương. Kinh nghiệm của 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy, ở đâu cán bộ biết khơi dậy và thực hiện tốt phong cách làm việc dân chủ, tập thể thì ở đó quần chúng nhân dân ủng hộ, tháo gỡ được những khó khăn, vướng mắc, thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ đặt ra. Thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển. Ngược lại, ở nơi nào cán bộ làm việc mất dân chủ, cửa quyền, độc đoán thì ở đó mất đoàn kết, các quyết định không sát với thực tế, các nhiệm vụ đặt ra không
thực hiện được (điểm nóng Thái Bình là một ví dụ tiêu biểu). Chính vì vậy, trong giai đoạn hiện nay, việc xây dựng phương pháp lãnh đạo và phong cách làm việc dân chủ, tập thể là yêu cầu không thể thiếu được đối với mỗi cán bộ lãnh đạo.
Cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải có phong cách làm việc năng động sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Trong xu thế toàn cầu hoá như hiện nay, việc xây dựng được đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là giải pháp quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Việc đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, biết vận dụng sáng tạo cách làm của cơ sở bạn, áp dụng phù hợp vào điều kiện thực tiễn địa phương mình đã góp phần thu được thành tích tốt trong việc phát triển kinh tế xã hội ở cơ sở.
Theo một khảo sát gần đây thì trên 80% số cán bộ được hỏi cho rằng: năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm là một phẩm chất cần thiết của người cán bộ, nhất là trong cơ chế thị trường. Trong thời kỳ đấu tranh giành chính quyền, đạo đức, trung thành, dám xả thân cho cách mạng quan trọng như thế nào thì trong thời kỳ đổi mới phẩm chất năng động sáng tạo, thích ứng nhanh với điều kiện mới, chủ động nắm yêu cầu của cơ chế thị trường, đổi mới tư duy, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, có đầu óc hạch toán kinh tế cũng quan trọng như thế.
Xã hội hiện tại và tương lai mà chúng ta đón nhận không phải là một xã hội bảo thủ, ngưng trệ mà là một xã hội luôn luôn vận động với tính cạnh tranh cao, chủ yếu là cạnh tranh về sức sáng tạo, trí tuệ hoặc mang tính trí tuệ, sáng tạo. Cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển đồng thời chứa đựng sự rủi ro. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải trực tiếp đối diện với cạnh tranh, biết lựa chọn mô hình phát triển kinh tế, xã hội thích hợp cho địa phương mình, lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi, phát triển nghề truyền thống, tìm hướng đi thích hợp với điều kiện của cơ sở mình,
dám chịu trách nhiệm trước sự lựa chọn của mình sẽ góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội của địa phương mình.
Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm không phải là hành động mạo hiểm, liều lĩnh mà phải trên cơ sở nắm vững toàn diện thực tiễn địa phương với sự phán đoán thận trọng, chu đáo để chớp thời cơ sản xuất ra những sản phẩm mà thị trường cần, thu lợi ích cho tập thể, cho nhân dân. Hơn bao giờ hết, muốn thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước, việc đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở của cả nước nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng có phương pháp làm việc năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm sẽ góp phần thắng lợi không nhỏ cho sự nghiệp đổi mới đất nước ta nói chung và của Hà Tĩnh nói riêng.
Tiểu kết chƣơng 2
Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ là sự kế thừa, phát triển và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam, là sự kết tinh truyền thống “dùng người” của ông cha ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước, là đỉnh cao của nghệ thuật dùng người – bí quyết thành công của sự nghiệp cách mạng. Đó là tư tưởng vĩ đại, đầy tính nhân văn và khoa học. Ngày nay, những tư tưởng đó đã trở thành những bài học, những nguyên tắc trong công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước ta.
Trải qua hơn 20 năm thực hiện sự nghiệp đổi mới, đất nước ta đã thu được những thành tựu to lớn. Hiện nay, chúng ta đang tiến hành đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đảng ta đã đề ra chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thời kỳ này. Để thực hiện chiến lược đó, Đảng đã xây dựng chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó khẳng định: “Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liều với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xây dựng Đảng”.1
Kinh nghiệm thực tiễn đã chỉ rõ, mức độ chính xác của đường lối và