chính trị, đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ nói chung và cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng; đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, Nghị quyết Đại hội XI của Đảng, Nghị quyết Trung ương 4 (Khóa XI) một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay; Nghị quyết Đại hội XVII của Đảng bộ tỉnh, Nghị quyết số 07- NQ/TU, ngày 20/10/2008 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở tại Trường Chính trị Trần Phú và Trung tâm bồi dưỡng chính trị tại các huyện, thành phố, thị xã; Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 19/8/2009 về nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn; Chỉ thị số 35-CT/TU ngày 04/10/2008, Kết luận số 05-KL/TU, ngày 25/5/2011 về xiết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức và cán bộ chiến sĩ lực lượng vũ trang. Tiếp tục duy trì nền nếp và nâng cao chất lượng sinh hoạt Đảng, tự phê bình và phê bình. Hoàn thiện hệ thống quy chế, quy định, thực hiện tốt các hình thức giám sát của nhân dân và công luận đối với phẩm chất, đạo đức, lối sống và kết quả thực hiện nhiệm vụ của cán bộ, công chức nói chung, cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp nói riêng.
- Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng và các biểu hiện tiêu cực khác: Định kỳ tiến hành việc đánh giá trách nhiệm cá nhân người đứng đầu của cấp ủy, chính quyền các cấp; xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên vi phạm; làm tốt công tác bảo vệ Đảng, bảo vệ cán bộ.
- Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản của cán bộ, công chức theo quy định; công khai hóa chế độ hoạt động công vụ, nhất là trong các công việc quan hệ trực tiếp với công dân, trong các lĩnh vực tài chính, quản lý đất đai, tài sản. Kiên quyết chống các biểu hiện tiêu cực trong công tác cán bộ, nhất là công tác tuyển chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ.
Tóm lại, tinh thần cốt lõi và đồng thời cũng là những nội dung cơ bản của phương hướng, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những chủ trương lớn về công tác xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo nói chung, cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng là:
Việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới là xây dựng một đội ngũ cán bộ có chất lượng đồng bộ và toàn diện, có cơ cấu hợp lý, bộ máy tinh giản, năng động, hoạt động có hiệu quả. Một đội ngũ cán bộ vững về chính trị, có phẩm chất đạo đức trong sáng, có trình độ kiến thức, năng lực lãnh đạo quản lý, điều hành giỏi để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tỉnh Hà Tĩnh.
Để đạt được phương hướng, mục tiêu cơ bản đó, vấn đề quan trọng và có tính chất quyết định là phải đề ra được những giải pháp thực hiện mang tính khả thi và đồng bộ, để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp ngang tầm yêu cầu, nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay, trong đó đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở đóng vai trò trọng yếu, then chốt trong việc triển khai thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những giải pháp đó vừa cơ bản và cấp bách, vừa cụ thể và thiết thực, phù hợp với tình hình thực tiễn của Đảng bộ Hà Tĩnh nói chung và yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh nói riêng.
Vì vậy, để thực hiện thực sự có hiệu quả các giải pháp trên, phải có sự chỉ đạo tập trung, thống nhất và sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ của các cấp, các ngành từ tỉnh tới cơ sở, đồng thời, phải có sự quan tâm chỉ đạo, giúp đỡ của các ban, ngành hữu quan của Trung ương.
Công cuộc đổi mới là cơ hội để phát triển, thử trách, sàng lọc cán bộ, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt các cấp. Tiến hành công tác cán bộ và xây dựng cán bộ một cách chủ động, đồng bộ, có phương hướng, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo đúng đắn, toàn diện; có giải pháp đồng bộ và quyết tâm cao, nhất định sẽ xây dựng được đội ngũ cán bộ có chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và của tỉnh Hà Tĩnh.