trong giai đoạn mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
Tiêu chuẩn cán bộ là hệ thống những chuẩn mực về phẩm chất chính trị; phẩm chất đạo đức; kiến thức, năng lực, trình độ; phong cách làm việc..., là sự thống nhất giữa đức và tài của người cán bộ
Xác định tiêu chuẩn cán bộ là khâu đầu tiên của qui trình xây dựng đội ngũ cán bộ, có ý nghĩa rất quan trọng bởi vì tiêu chuẩn cán bộ là cơ sở để đánh giá, tuyển chọn, bố trí, sử dụng cán bộ một cách đúng đắn và chính xác. Tiêu chuẩn cán bộ còn là căn cứ để xây dựng qui hoạch; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ. Tiêu chuẩn cán bộ cũng là mục tiêu để mỗi cán bộ phấn đấu, rèn luyện, tự hoàn thiện bản thân. Tiêu chuẩn cán bộ không phải do ý muốn chủ quan mà do yêu cầu thực tiễn thực hiện nhiệm vụ chính trị qui định. Tiêu chuẩn cán bộ không có sẵn trong con người cụ thể mà phải trải qua quá trình đào tạo, bồi dưỡng lâu dài, công phu ở nhà trường và trong thực tiễn hoạt động của cán bộ, của các tổ chức trong hệ thống chính trị.
Tiêu chuẩn chức danh cán bộ là một nội dung rất quan trọng trong công tác cán bộ. Mỗi thời kỳ cách mạng có nhiệm vụ chính trị khác nhau, nên tiêu chuẩn cán bộ của từng thời kỳ cách mạng cũng khác nhau.
Văn kiện Hội nghị lần thứ Ba Ban Chấp hành Trung ương (khóa VIII) đã xác định tiêu chuẩn cán bộ (bao gồm tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn riêng cho từng loại cán bộ). Trong thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, tiêu chuẩn cán bộ cần được xác định cụ thể, nhất là cán bộ cấp cơ sở có nhiều đặc trưng riêng biệt, trên cơ sở đó tiến hành các bước công tác cán bộ phù hợp với điều kiện mới.
Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn của Trung ương về xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ, công chức nói chung, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp trong Nghị quyết TW 3 (khóa VIII) về chiến lược cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, Quy định về tiêu chuẩn chức danh cán bộ dện Ban Thường vụ TỈnh ủy quản lý, cấp ủy cấp trên cơ sở cần phải nghiên cứu cụ thể hóa tiêu chuẩn của Trung ương, của Tỉnh ủy để vận dung xây dựng văn bản về tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở theo nguyên tắc, nội dung và quy trình cụ thể sau:
a. Về nguyên tắc xây dựng tiêu chuẩn chức cán bộ.
- Tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở ở Hà Tĩnh phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn của Trung ương quy định; đồng thời vận dụng phù hợp với điều kiện công tác, trình độ cán bộ và đặc thù của cán bộ cấp xã, phường, thị trấn.
- Tiêu chuẩn các chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải chú trọng cả đức và tài, đức là gốc theo tư tưởng Hồ Chí Minh; đảm bảo các tiêu chí về phẩm chất, đạo đức, lối sống, trình độ học vấn, năng lực quản lý, sức khỏe và phong cách lãnh đạo...vv..Đồng thời, phải coi trọng cán bộ đã được rèn luyện, thử thách, có nhiều kinh nghiệm và trưởng thành từ những phong trào cách mạng ở các địa phương.
- Cơ cấu độ tuổi hợp lý, đảm bảo sự kế thừa, chuyển tiếp và phát triển giữa các thế hệ cán bộ.
- Đánh giá cán bộ đương chức, cán bộ dự nguồn do tập thể cấp ủy hoặc lãnh đạo đơn vị thực hiện, tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số bằng phiếu kín.
Khi đánh giá, nhận xét, phân loại cán bộ phải căn cứ vào tiêu chuẩn của chức danh cán bộ đang đảm nhiệm.
- Cán bộ đương nhiệm, cán bộ dự nguồn khi đưa vào quy hoạch phải là người hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao và có triển vọng đảm nhận chức vụ cao hơn.
- Độ tuổi của cán bộ thuộc diện đưa vào quy hoạch:
+ Cán bộ đương nhiệm phải có thời gian công tác ít nhất 1 nhiệm kỳ. + Cán bộ dự nguồn đưa vào quy hoạch đối với cấp trưởng tuổi không quá 50, cấp phó không quá 45.
+ Nói chung cán bộ chủ chốt cấp cơ sở phải có thời gian công tác tại cơ sở ít nhất từ 3 đến 5 năm (trừ trưởng hợp luân chuyển từ cấp trên về)
+ Không đưa vào quy hoạch dự nguồn đối với cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ, ý thức tổ chức kỷ luật kém, vi phạm những điều mà đảng viên, cán bộ không được làm; những cán bộ bị kỷ luật từ hình thức khiển trách trở lên chưa quá một năm kể từ khi có quyết định kỷ luật thì không đưa vào quy hoạch chức vụ cao hơn.
b. Về quy trình xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ
- Nắm vững yêu cầu, điều kiện tiêu chuẩn cán bộ theo quan điểm, chủ trương của Đảng, nhà nước và của cấp ủy cấp trên.
- Trao đổi, học tập kinh nghiệm xây dựng tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt cơ sở của đơn vị khác trong và ngoài tỉnh.
- Áp dựng thí điểm tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở do đơn vị soạn thảo xem đã phù hợp với thực tiễn chưa.
- Xây dựng quy chế, quy định hướng dẫn thực hiện các tiêu chuẩn chức danh cán bộ bảo đảm nghiêm túc, thống nhất, với một quy trình chỉ đạo chặt chẽ, khoa học và hiệu quả.
c. Tiêu chuẩn chức danh cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. - Tiêu chuẩn chung:
1. Có tinh thần yêu nước sâu sắc; tận tuỵ phục vụ nhân dân; kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
2. Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng; có ý thức kỷ luật; trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
3. Có trình độ từ trung cấp lý luận chính trị trở lên, nắm vững quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; có trình độ chuyên môn cao đẳng, đại học trở lên và phải có hướng tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng; đủ năng lực và sức khoẻ để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao.
4. Có bản lĩnh chính trị vững vàng trên cơ sở của lập trường giai cấp công nhân, tuyệt đối trung thành với lý tưởng cách mạng, với Chủ nghĩa Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; có năng lực dự báo và định hướng sự phát triển, tổng kết thực tiễn, tham gia xây dựng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước và tổ chức cho nhân dân thực hiện; có ý thức và khả năng đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
5. Gương mẫu về đạo đức, lối sống; có tín nhiệm trong cán bộ, nhân dân, nơi công tác và cư trú.
6. Có năng lực, tư duy và hoạt động thực tiễn có hiệu quả, tác phong làm việc dân chủ, khoa học, có khả năng tập hợp vận động quần chúng, đoàn kết nội bộ tốt.
7. Có kiến thức về khoa học lãnh đạo và quản lý. Đã qua đào tạo có hệ thống ở các trường Đảng, Nhà nước và đoàn thể nhân dân theo yêu cầu nhiệm vụ công tác.
8. Các trường hợp đề bạt bổ nhiệm mới phải nằm trong diện cán bộ quy hoạch dự nguồn và cán bộ bổ sung quy hoạch hàng năm (trừ các chức danh do cấp trên tăng cường).
9. Có kiến thức và ứng dụng được tin học vào công việc; có trình độ ngoại ngữ theo yêu cầu đối công việc.
- Tiêu chuẩn cụ thể:
Ngoài tiêu chuẩn chung đã nêu trên những cán bộ, công chức được giới thiệu bầu cử, đề bạt, bổ nhiệm các chức danh chủ chốt ở cơ sở phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể sau:
1. Bí thư đảng uỷ xã, phường, thị trấn
- Có năng lực và trình độ để chủ trì các công việc của ban chấp hành, ban thường vụ đảng uỷ; tổ chức quán triệt trong ban thường vụ, ban chấp hành, đảng bộ, chi bộ về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Có năng lực chỉ đạo và kiểm tra thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ; xây dựng các mô hình mới, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn, xử lý tốt các vấn đề nảy sinh ở địa phương, đơn vị.
- Có năng lực lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh, công tác xây dựng đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở.
- Biết thực hiện nhuần nhuyễn nguyên tắc tập trong dân chủ trong sinh hoạt và lãnh đạo của cấp uỷ
- Có kiến thức về lãnh đạo, quản lý, điều hành. Có bằng đại học chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị trở lên; đã kinh qua hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
- Tuổi đời tham gia giữ chức vụ lần đầu không quá 55 tuổi đối với nam, dưới 50 tuổi đối với nữ.
2. Phó bí thư đảng uỷ xã, phường, thị trấn:
- Nắm vững các chủ trương nghị quyết của Trung ương, cấp uỷ các cấp, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Nắm vững tình hình của đơn vị, địa phương, có năng lực xây dựng các chương trình kế hoạch, đề án trình ban thường vụ, ban chấp hành thảo luận và quyết định.
- Có năng lực chỉ đạo hoạt động, chủ động phối hợp công tác giữa các tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể nhân dân để tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của cấp uỷ các cấp; chủ trì xử lý các công việc trên các lĩnh vực đề nghị.
- Có năng lực chỉ đạo xây dựng quy chế, chương trình công tác của cấp uỷ, chương trình nội nội dung hội nghị ban chấp hành, ban thường vụ; điều hành tốt các hoạt động công tác đảng.
- Có kiến thức về lãnh đạo, quản lý, điều hành; có trình độ đại học chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị trở lên.
- Là người hoạt động thực tiễn có hiệu quả, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm cao.
- Tuổi đời tham gia giữ chức vụ lần đầu không quá 50 tuổi đối với nam và 45 tuổi đối với nữ.
3. Chủ tịch hội đồng nhân dân, chủ tịch uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Nắm chắc các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
- Có năng lực quản lý, điều hành hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước ở địa phương; cụ thể hoá và tổ chức thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và hội đồng nhân dân cùng cấp
- Có năng lực tham mưu xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án phát triển kinh tế trình ban chấp hành, ban thường vụ thảo luận và quyết định
- Thực hiện nhiêm túc quy chế làm việc của ban chấp hành, ban thường vụ, chủ động đề xuất những vấn đề thuộc trách nhiệm phụ trách để xin ý kiến của cấp uỷ, hội đồng nhân dân
- Biết phối hợp chặt chẽ với bí thư, phó bí thư cấp uỷ để đảm bảo tính thống nhất trong lãnh đạo, điều hành giữa cấp uỷ và chính quyền; giữ mối lên hệ chặt chẽ giữa nhà nước với các đoàn thể nhân dân
- Gương mẫu về đạo đức lối sống, có phong cách làm việc dân chủ sâu sát, không quan liêu, mệnh lệnh độc đoán, chuyên quyền, có thái độ kiên quyết chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực.
- Có kiến thức lãnh đạo, quản lý, điều hành; có trình độ đại học chuyên môn và trung cấp lý luận chính trị trở lên, đã được bồi dưỡng quản lý nhà nước. Hoạt động thực tiễn có hiệu quả, được cán bộ, đảng viên và nhân dân tín nhiệm cao
4. Phó chủ tịch hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
- Phải nắm chắc các chủ trương nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước
- Hiểu biết về công tác xây dựng Đảng, có kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ chuyên môn ở lĩnh vực mình phụ trách
- Có bằng trung cấp chuyên môn và phải có hướng tham gia khoá đào tạo đại học, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, có chứng chỉ quản lý nha nước, đã kinh qua hạt động thực tiễn có hiệu quả. Có hướng kế thừa các chức danh chủ trì của xã, thị trấn