thị trấn, nhất là đối với cán bộ chủ chốt.
Trong công tác xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức nói chung, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở nói riêng, hệ thống chính sách cán bộ có vị trí, vai trò rất quan trọng, nếu thực hiện tốt sẽ là động lực thúc đẩy việc xây dựng đội ngũ cá bộ có chất lượng tốt.
Hệ thống chính sách đúng, hợp lý sẽ khuyến khích được tính tích cực, chủ động, hăng hái, nỗ lực, yên tâm với công việc, nâng cao trách nhiệm của cán bộ, phát huy được sự sáng tạo, thu hút được nhân tài, làm cho nội bộ đòan kết thống nhất, mọi người đồng tâm, hiệp lực, v.v… Ngược lại, chính sách cán bộ sai, bất hợp lý sẽ tạo ta tâm trạng chán nản, kìm hãm sự sáng tạo, triệt tiêu tính tích cực, nội bộ mất đoàn kết, nảy sinh nhiều tiêu cực, thậm chí đẩy cán bộ đến chỗ sai lầm, vi phạm kỷ luật, .v.v..
Do đó, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ phải đống thời xây dựng hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ. Việc đổi mới hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ trong thời kỳ mới phải bảo đảm các yêu cầu cơ bản sau:
- Phải quán triệt, thể hiện được những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước và phải được cụ thể hóa vào điều kiện thực tiễn của từng địa phương trong thời kỳ mới.
- Hệ thống chính sách cán bộ phải bảo đảm quyền lợi, gắn liền với trách nhiệm của đội ngũ cán bộ; quyền lợi càng lớn, thì trách nhiệm của cán bộ càng nặng nề.
- Hệ thống chính sách phải bảo đảm công bằng,hợp lý và được thực hiện trên nguyên tắc cơ quản: có làm, có hưởng, làm nhiều, cống hiến nhiều, mang lại lợi ích nhiều cho tập thể, cho nhân dân, cho đất nước, thì được hưởng nhiều, hưởng tương xứng; không làm, thì không hưởng.
- Hệ thống chính sách cán bộ phải bảo đảm tính kích thích, khuyến tài năng sáng tạo, có sức lôi cuốn, động viên mọi người phấn đấu vươn lên. Đồng thời, phải có tác dụng ngăn chặn, răn đe các hành vi, hoạt động sai trái, tiêu cực của đội ngũ cán bộ. Thông qua hệ thống chính sách cán bộ mà điều tiết, luân chuyển cán bộ, làm cho chất lượng cán bộ cân đối, đồng đều hơn.
- Hệ thống chính sách cán bộ phải bảo đảm ý nghĩa về nhiều mặt, cả về vật chất, tinh thần, chính trị, xã hội và nhân đạo, không thiên lệch, phiến diện nhằm tạo sự hài hòa, cân đối trong mọi hoạt động, mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cũng như sự phát triển toàn diện nhân cách của người cán bộ.
- Hệ thống chính sách cán bộ phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế, không thoát lý, xa rời điều kiện kinh tế của đất nước và của từng địa phương
Đề thực hiện được các yêu cầu trên nhằm góp phàn nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, việc đổi mới và hoàn thiện hệ thống chính sách cán bộ, cần tập trung vào một số nội dung cơ bản sau:
- Về chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ: Ttiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh, quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, đặc biệt là cán bộ chủ chốt cấp cơ sở. Có chính sách học bổng và miễn giảm học phí cho con em các gia đình có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương binh, con em các gia đình nghèo vượt khó, cho các sinh viên, học sinh xuất sắc. Bồi dưỡng tài năng ngay từ các trường phổ thông, đại học và trung học chuyên nghiệp. Đầu tư kinh phí hợp lý để cử cán bộ ưu tú và sinh viên xuất sắc đi đào tạo, tham quan, bồi dưỡng trong và ngoài tỉnh.v.v…
- Về chính sách sử dụng và quản lý cán bộ: Việc bố trí và sử dụng cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ, phải bảo đảm đúng tiêu chuẩn và phù hợp với sở trường. Đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải đúng lúc, đúng người, đúng việc.
Có chính sách khuyến khích, tâp hợp rộng rãi các loại cán bộ, trọng dụng những người có đức, có tài, kể cả cán bộ ở trong Đảng và ngoài Đảng.
Phát hiện, lựa chọn và giới thiệu những người có đủ tiêu chuẩn trong các thành phần kinh tế, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể quần chúng, tạo điều kiện thuận lợi để họ đóng góp vào sự nghiệp chung
Có chế độ quản lý chặt chẽ đội ngũ cán bộ. Các cấp ủy, thủ trưởng cơ quan phải nắm chắc từng cán bộ. Trên cơ sở đó, có kế hoạch sử dụng, đề bạt, giúp đỡ, động viên, khen thường kịp thời những cán bộ có thành tích, xử lý kỷ luật nghiêm minh những cán bộ vi phạm Điều lệ Đảng và pháp luật của Nhà nước.
- Về chính sách bảo đảm lợi ích vật chất và động viên tinh thần: Cơ quan tổ chức cấp huyện phải tiếp tục nghiên cứu, phát hiện đề xuất với tỉnh, Trung ương tiếp tục đổi mới và hoàn thiện chính sách tiền lương cho cán bộ, công chức cấp xã. Hiện tại, vấn đề tiền lương còn một số mặt bất hợp lý, gây nhiều tâm tư, thức mắc trong đội ngũ cán bộ cơ sở. Tiền lương phải thật sự trở thành một bộ phận cơ bản trong thu thập của cán bộ, bảo đảm tái sản xuất mở rộng sức lao động. Thực hiện tiếp tục tiền tệ hóa tiền lương, từng bước áp dụng hình thức khoán quỹ lương.