Cổ phần hoá thành công là điều kiện cần cho việc đảm bảo hàng hoá chứng khoán trên thị trờng.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nhằm đa dạng hoá và đảm bảo chất lượng hàng hoá trên thị trường chứng khoán (Trang 92 - 95)

2. Các biện pháp gián tiếp.

2.1. Cổ phần hoá thành công là điều kiện cần cho việc đảm bảo hàng hoá chứng khoán trên thị trờng.

hoá chứng khoán trên thị trờng.

2.1.1. Những hạn chế trong cổ phần hoá.

Về khách quan: môi trờng kinh tế đang gặp nhiều khó khăn do ảnh hởng của cuộc khủng hoảng tài chính, tiền tệ trong khu vực, do đó thị trờng tiêu thụ sản phẩm bị thu hẹp. Bên cạnh đó, công nợ của doanh nghiệp Nhà nớc tồn đọng khá lớn nên có tác động nhất định đến việc đầu t vốn mua cổ phiếu trong các doanh nghiệp cổ phần hoá.

Về chủ quan: việc chỉ đạo còn rụt rè, thiếu cơng quyết; lựa chọn doanh nghiệp Nhà nớc để thực hiện cổ phần hoá cha tốt; tổ chức bộ máy chỉ đạo, h- ớng dẫn cổ phần hoá còn nhiều bất cập.

Việc khống chế mức mua cổ phiếu lần đầu còn quá cứng nhắc dẫn đến một số doanh nghiệp tuy không bán hết số cổ phiếu dự kiến trong khi nhiều ngời có nhu cầu mua số cổ phiếu cao hơn qui định lại không đợc giải quyết. Hiện nay, phơng pháp xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hoá mang tính chủ quan của hội đồng xác định giá trị doanh nghiệp, cha thực sự gắn với thực tế, lại đơn điệu với một biện pháp xác định duy nhất nên dẫn đến tình trạng tại doanh nghiệp này thì giá cổ phiếu lại rất rẻ, ngời ngoài doanh nghiệp không thể nào mua nổi 1 cổ phần, ngợc lại tại các doanh nghiệp khác, giá cổ phần quá cao, thậm chí ngời lao động tại doanh nghiệp đó cũng chỉ mua với số lợng rất ít.

Việc in ấn, bán tờ cổ phiếu trắng, quản lý cổ phiếu cho các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hoá quy định rõ ràng và cụ thể hơn để khỏi bị ách tắc giữa kho bạc Nhà nớc và doanh nghiệp cổ phần hoá.

Chi phí cổ phần hoá cũng phải đợc nghiêm túc nghiên cứu để phù hợp với tình hình thực tế theo tỷ lệ phần trăm vốn Nhà nớc, đảm bảo đủ chi cho quá trình cổ phần hoá nhằm tránh lãng phí tiền của ngân sách Nhà nớc.

2.1.2. Tạo môi trờng đẩy mạnh quá trình cổ phần hoá.

Trớc hết, phải có quyết sách hữu hiệu từ phía Nhà nớc, giải quyết vấn đề gốc gác quyền sở hữu trong doanh nghiệp cổ phần hoá. Nhà nớc chỉ nên quy định tỷ lệ cổ phần chi phối (51%) đối với một số ít công ty thuộc ngành sản xuất thiết yếu, còn với khu vực sản xuất khác, việc chi phối tỷ lệ cổ phiếu thay bằng các công cụ luật pháp.

Thứ hai, là việc xây dựng các cơ sở thông tin dữ liệu về các doanh nghiệp Nhà nớc, trên cơ sở đó có thể phân loại và lựa chọn hình thức cổ phần hoá thích hợp cũng nh phục vụ cho chính việc quản lý quá trình cổ phần hoá.

Xử lý nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp Nhà nớc cũng là việc cần làm để trên cơ sở đó giảm đến mức thấp nhất nợ của doanh nghiệp, từ đó nâng cao mức tài sản có thực tạo tiền đề cho việc tiến hành cổ phần hoá.

Ngoài ra cần sử dụng vốn vay qua các con đờng phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty để cơ cấu hoá và nâng cấp các doanh nghiệp hiện có, trên cơ sở đó nâng cao chất lợng của các doanh nghiệp có khả năng cổ phần hoá.

Việc cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài cần có những bớc đi thích hợp. Không thể tiến hành một cách đồng loạt ngay lập tức, vì đây là vấn đề hết sức mới mẻ ở nớc ta, muốn thành công phải trải qua những thử nghiệm tích cực. Cổ phần hoá không có nghĩa là chuyển tất cả các doanh nghiệp có vốn đầu t nớc ngoài đang hoạt động tại Việt Nam từ công ty trách nhiệm hữu hạn sang công ty cổ phần, cũng không phải là các dự án sau này

chỉ đợc đầu t vào Việt Nam dới hình thức công ty cổ phần. Điều này có liên quan đến việc thiết lập một khuôn khổ pháp lý thích hợp, vì khi chuyển đổi hình thức doanh nghiệp có vốn đầu t doanh nghiệp không thể áp dụng đợc các quy định hiện nay của luật đầu t nớc ngoài tại Việt Nam, luật Doanh nghiệp. Có thể trớc mắt có quy định việc thực hiện thí điểm. Sau đó, kịp thời tổng kết, rút kinh nghiệm để sửa đổi luật Đầu t nớc ngoài tại Việt Nam và các văn bản có liên quan.

Lựa chọn đối tợng cổ phần hoá cho phù hợp, khuyến khích tối đa các dự án có quy mô lớn, nên u tiên cho các doanh nghiệp đang hoạt động, còn các doanh nghiệp đang và sẽ xin giấy phép đầu t thì chỉ giải quyết cho các doanh nghiệp có quy mô vốn đáp ứng đợc những yêu cầu khi niêm yết tại thị trờng chứng khoán.

Cuối cùng, nên mở rộng đối tợng đợc mua cổ phần nhằm tăng lợng cầu về "hàng" chứng khoán trên thị trờng.

Nh vậy, với các biện pháp thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá nêu trên sẽ làm tăng số lợng các công ty đăng ký niêm yết trên thị trờng chứng khoán. Từ đó, tăng số lợng chứng khoán cung cấp và số cổ đông, điều này sẽ thúc đẩy sự phát triển của thị trờng vốn. Nh ở Hàn Quốc đã thực hiện chơng trình cổ phần hoá từ năm 1987 tới nay và kết quả việc bán cổ phần của các công ty làm tăng số cổ đông lên đáng kể. ở Đông Âu để thực hiện chơng trình t nhân hoá, họ đã phải thành lập Sở Giao dịch chứng khoán. ở Trung Quốc chỉ sau khi có thị trờng chứng khoán, chơng trình cổ phần hoá mới diễn ra nhanh chóng. Hai loại công việc cổ phần hoá và thiết lập Sở Giao dịch chứng khoán phải diễn ra đồng thời để có sự hỗ trợ lẫn nhau. Thông qua Sở Giao dịch chứng khoán Nhà nớc thực hiện phát hành cổ phiếu để cổ phần hoá và chính việc phát hành cổ phiếu cổ phần hoá sẽ làm cho giao dịch ở Sở Giao dịch chứng khoán phong phú sôi động hẳn lên.

Các đơn vị kinh tế thuộc khu vực kinh tế t nhân của Việt Nam hiện nay có số lợng nhiều nhng quy mô lại nhỏ. Công ty cổ phần chiếm tỷ trọng rất thấp trong khu vực kinh tế t nhân (không quá 1,5%). Do đó để phát triển kinh tế, tạo lập những tập đoàn kinh tế mạnh, chúng ta cần phải cổ phần hoá cả khu vực kinh tế t nhân, khuyến khích t nhân đầu t vào các công ty cổ phần thiết lập các công ty cổ phần công cộng.

Một phần của tài liệu Các biện pháp nhằm đa dạng hoá và đảm bảo chất lượng hàng hoá trên thị trường chứng khoán (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w