Dịch vụ mượn về nhà

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại thư viện học viện hậu cần (Trang 36 - 39)

355 (V)09 Lịch sử lực lượng vũ trang Việt Nam

2.3.1.2. Dịch vụ mượn về nhà

Ngoài phục vụ tại chỗ, Thư viện Học viện Hậu cần còn tổ chức phục vụ mượn về nhà. Đây là một loại hình dịch vụ cũng khá phổ biến ở rất nhiều thư viện, đảm bảo việc khai thác sử dụng tối đa thông tin cho bạn đọc.

Với dịch vụ này bạn đọc có thể đăng ký, tìm kiếm tài liệu sau đó mượn về nhà trong khoảng thời gian nhất định để nghiên cứu và sử dụng. Thời gian sử dụng tài liệu của bạn đọc sẽ nhiều hơn so với hình thức đọc tại chỗ, bạn đọc có thể chủ động nghiên cứu tài liệu mà không phụ thuộc vào giờ đóng cửa, mở cửa của thư viện.

Tại Thư viện Học viện Hậu cần dịch vụ cho mượn về nhà được triển khai duy nhất tại phòng mượn và bạn đọc chỉ được phép mượn hai loại tài liệu là: giáo trình và tài liệu tham khảo. Thư viện đã tiến hành loại dịch vụ này từ rất nhiều năm nay một cách rất hiệu quả, và cũng có quy định bắt buộc với

bạn đọc mượn tài liệu về nhà như: quy định mượn tài liệu, thời gian mượn và trả tài liệu.

Thời gian mượn tài liệu và số lượng được mượn lại phụ thuộc vào loại hình tài liệu, có những loại tài liệu không được phép mượn như các tài liệu quý hiếm, tài liệu độc bản. Đối với tài liệu là giáo trình của các môn học cơ bản như: Triết học, Kinh tế chính trị, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng…thì thời gian được mượn là một học kỳ. Đối với các tài liệu tham khảo mà liên quan đến môn học trong chương trình giảng dạy của Học viện và các tài liệu như truyện, tiểu thuyết thì thời gian được mượn chỉ trong vòng 2 tuần là bạn đọc đã phải hoàn trả lại tài liệu cho Thư viện.

Phòng mượn được tổ chức theo kiểu kho kín. Đây là hình thức phục vụ mà trong đó bạn đọc muốn yêu cầu mượn tài liệu phải thông qua cán bộ thư viện bằng cách viết phiếu yêu cầu, cán bộ thư viện sẽ tìm và lấy tài liệu cho bạn đọc. Tài liệu bao gồm số lượng lớn tài liệu có trong Thư viện mà hiện tại Thư viện Học viện Hậu cần chưa thể tổ chức hết thành kho mở. Hình thức này đảm bảo tài liệu đến được tay bạn đọc nhanh chóng, chính xác. Ở hình thức phục vụ này, người dùng tin cần nắm rõ qui định, yêu cầu của việc mượn tài liệu tại chỗ, số lượng tài liệu được mượn, cách viết phiếu yêu cầu…

Bạn đọc tìm kiếm thông tin về tài liệu hoặc tác giả thông qua hệ thống mục lục phiếu, hoặc có thể tra cứu bằng máy tính vào cơ sở dữ liệu thông qua phần mềm ILib. Sau khi tìm thấy tài liệu phù hợp, bạn đọc ghi lại thông tin về tên tài liệu, tác giả, kí hiệu kho vào phiếu mượn, cán bộ thư viện lấy sách trong kho theo yêu cầu của bạn đọc. Mỗi bạn đọc sẽ có phiếu mượn có dán ảnh riêng để cho cán bộ thư viện dễ dàng quản lý và có thể xử lý mỗi khi có trường hợp mượn quá hạn, làm mất, làm hỏng tài liệu. Khi bạn đọc mượn tài liệu, thông tin về ngày mượn, số lượng tài liệu sẽ được lưu lại trên phiếu mượn bằng phương pháp thủ công là viết tay.

Qua thống kê của Thư viện Học viện Hậu cần thì tần suất lưu thông tài liệu của Thư viện được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Năm Lƣợt bạn đọc Số lƣợt tài liệu mƣợn

2004 388244 617424

2005 466098 626330

2006 477172 628471

2007 478125 639941

2009 479582 654721

Bảng 3: Thống kê lượt bạn đọc và lượt mượn tài liệu tại Thư viện

Theo số liệu thống kê ở bảng trên ta thấy tần suất lưu thông tài liệu cũng như lượt bạn đọc đến Thư viện tăng dần qua mỗi năm. Với nhận thức thư viện là nơi cung cấp và đáp ứng đầy đủ nhất những kiến thức sau thời gian học tập trên lớp cùng khẩu hiệu truyền thống “Tất cả vì bạn đọc”, khi có yêu cầu tài liệu, thủ thư luôn cố gắng đáp ứng nên trong những năm qua, Thư viện Học viện Hậu cần đã thu hút được lượt bạn đọc đến khá đông.

Phục vụ mượn tài liệu là một trong những hình thức dịch vụ thông tin – thư viện chính. Vì thế, Thư viện Học viện Hậu cần luôn tạo điều kiện tốt cho bạn đọc tìm kiếm thông tin. Trong quá trình đó, cán bộ thư viện sẵn sàng trả lời các câu hỏi, thắc mắc của bạn đọc, hướng dẫn họ sử dụng các phương tiện tra cứu đúng cách.

Theo hình thức kho kín này, bạn đọc không được trực tiếp tiếp xúc với tài liệu, mọi vấn đề đều thông qua cán bộ thư viện. Điều này cũng có thuận lợi bảo đảm tuyệt đối cho việc bảo quản tài liệu tránh bị mất mát, nhầm lẫn hay xáo trộn, cán bộ thư viện dễ dàng quản lý việc mượn trả và có thể xử lý mỗi khi có trường hợp mượn quá hạn, làm mất, làm hỏng tài liệu.

Song phương thức phục vụ này có một nhược điểm là hạn chế khả năng tiếp cận, lựa chọn trực tiếp của người dùng tin. Đôi khi, số lượng bạn

bạn đọc phải đợi lâu để có được tài liệu mình cần. Bạn đọc đôi khi không thỏa mãn với tài liệu yêu cầu mượn vì có thể nội dung không phù hợp với nhu cầu của mình sẽ lại phải thực hiện thủ tục trả và mượn tốn thời gian và công sức cho bạn đọc và cán bộ thư viện. Thư viện chưa tin học hóa được toàn bộ kho sách nên hiện nay, quản lý mượn trả vẫn được thực hiện bằng phương pháp thủ công thông qua các phiếu theo dõi viết tay rất mất thời gian và tốn công sức.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu các sản phẩm và dịch vụ thông tin tại thư viện học viện hậu cần (Trang 36 - 39)